Hỏi: Chào bác sĩ Phòng Khám Đa Khoa Đông Phương. Cháu năm nay 30 tuổi, sau khi sinh con đầu lòng thì mặt cháu bắt đầu xuất hiện nám. Theo như cháu tìm hiểu thì bệnh nám da rất khó chữa và thường tái phát nhiều lần khiến cháu rất lo lắng. Xin bác sĩ cho cháu hỏi nám da có chữa được không?. Cám ơn nhiều! (Hồng – Thanh Xuân Hà Nội)
Đáp
Thân chào bạn Hồng,
Chúng tôi đã nhận được câu hỏi của bạn gửi đến Phòng Khám Đa Khoa Đông Phương, Thắc mắc của bạn về việc nám da có chữa được không và nếu được thì nên chọn phương pháp nào. Đầu tiên Đa Khoa Đông Phương khẳng định: Nám da hoàn toàn có thể chữa khỏi dứt điểm, đảm bảo không tái phát, nhưng đòi hỏi bạn cần kiên trì hơn, lựa chọn đúng phương pháp và quan tâm đến việc chăm sóc cũng như bảo vệ da, nhất đối với tình trạng nám nặng, nám lâu năm.
Nguyên nhân gây nám da?
Có rất nhiều nguyên nhân gây nám da, trong đó có 4 nguyên nhân chính có thể kể đến như sau:
- Ánh nắng mặt trời
Ánh nắng mặt trời là nguyên nhân hàng đầu gây nên các tác động tiêu cực cho cơ thể trong đó có nám da.
Xem thêm: # Nám da mặt vùng má
Khi ánh nắng mặt trời tiếp xúc trực tiếp với da sẽ dẫn đến sản sinh bất thường một lượng melanin. Đây là nguyên nhân khiến những đốm nám hình thành và ngày càng lan rộng. Bên cạnh đó, tia UV trong ánh nắng mặt trời còn phá hủy tế bào, làm vỡ cấu trúc dưới da gây ra hiện tượng da khô, lão hóa thậm chí là ung thư da.
- Di truyền
Ngoài ánh nắng mặt trời, yếu tố di truyền cũng có thể gây nám da. Theo các nghiên cứu khoa học,khoảng 30% người bị nám da là do yếu tố di truyền quyết định
- Nội tiết tố
Rối loạn nội tiết tố làm cho lượng sắc tố melanin trong cơ thể tăng nhanh gây ra hiện tượng nám da. Đây là câu trả lời cho việc khoảng từ 50-70% phụ nữ mang thai bị nám.
Ngoài ra, ở các giai đoạn như tuổi dậy thì, tiền mãn kinh hay sử dụng thuốc tránh thai cũng là những nguyên nhân gây nám da.Thông thường, nám da do nội tiết có thể dễ khắc phục hơn, bởi khi cơ thể ổn định nội tiết tố thì vết nám sẽ tự mất đi.
Xem thêm: # Nám da là gì?
- Nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân trên còn có nhiều yếu tố khác gây nám da như sử dụng mỹ phẩm không đúng cách, chất lượng kém, chế độ sinh hoạt không khoa học hợp lý,..
Mỹ phẩm : Việc sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng hay dùng không đúng cách có thể gây nám da
Nám da có chữa được không?
Để điều trị nám da hiệu quả, tận gốc, bạn không nên sử dụng mặt nạ chế biến từ các loại hoa quả, rau củ, thảo dược tự nhiên, hóa chất lột tẩy hoặc sử dụng tia laser. Bởi nám da là biểu hiện của sự gia tăng quá mức sắc tố melanin trong tầng trung bì, trong khi những phương pháp đó chỉ tác động bên ngoài bề mặt da, mang tính “chữa cháy” tạm thời, chân nám vẫn còn bên trong, vì thế sẽ tiếp tục phát triển và trồi lên.
Lựa chọn điều trị nám bao gồm:
- Hydroquinone
Các bác sĩ thường sử dụng hydroquinone là phương pháp điều trị đầu tiên cho nám. Hydroquinone có sẵn dưới dạng kem dưỡng da, kem hoặc gel, người sử dụng có thể bôi trực tiếp sản phẩm hydroquinone lên các mảng da bị đổi màu giúp các mảng da sáng màu hơn. Hydroquinone có sẵn tại quầy thuốc, nhưng bác sĩ cũng có thể kê toa các loại kem mạnh hơn.
Xem thêm: # Nám da sau sinh
- Corticosteroid và tretinoin
Corticosteroid và tretinoin có dưới dạng kem, nước thơm hoặc gel. Cả corticosteroid và tretinoin đều có thể giúp làm sáng màu các mảng nám.
- Kem kết hợp (Combined creams)
Trong một số trường hợp, bác sĩ da liễu có thể chọn kê toa các loại kem kết hợp có thể chứa hydroquinone, corticosteroid và tretinoin trong một sản phẩm.
- Thuốc bôi ngoài da
Được sử dụng cùng hoặc thay thế các loại kem khác, bác sĩ da liễu cũng có thể kê toa axit azelaic hoặc axit kojic. Những axit này có tác dụng làm sáng các vùng da tối.
Xem thêm: # Cách trị nám da dân gian
- Kỹ thuật y tế
Nếu thuốc bôi không có tác dụng, bác sĩ da liễu có thể chỉ định người bệnh thực hiện các kỹ thuật như:
- Điều trị siêu mài mòn da (microdermabrasion)
- Thay da sinh học (chemical peel)
- Điều trị bằng laser (laser treatment)
- Liệu pháp ánh sáng (light therapy)
- Mài da (dermabrasion)
Một số lựa chọn điều trị này có tác dụng phụ hoặc có thể gây ra thêm các vấn đề về da. Do đó, tốt nhất bạn cần xin ý kiến của bác sĩ hoặc bác sĩ da liễu về tất cả các rủi ro có thể gặp khi thực hiện các phương pháp điều trị nám kể trên.
Nếu đã bị nám trước đó, bạn nên cố gắng tránh các tác nhân gây ra nám bằng các cách như sau:
- Hạn chế phơi nắng
- Đội mũ khi ra ngoài
- Sử dụng kem chống nắng
Xem thêm: # Nám da khi mang thai
Nám da thông thường hay nám da nội tiết, tuy không có hại cho sức khỏe, không gây nguy cơ đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ khuôn mặt, tạo cảm giác tự ti cho người bị mà đặc biệt là ở các chị em phụ nữ. Nám không quá khó điều trị nếu như lựa chọn đúng phương pháp điều trị và biết chăm sóc bảo vệ da đúng cách.