497 Quang Trung - Hà Đông - Hà Nội

Cơ sở khám chữa bệnh uy tín - tin cậy

Từ 8h- 20h00 tất cả các ngày trong tuần

logo phong kham dong phuong
khuyen mai 30% Hotline
slider 1
slider 2

Nám da khi mang thai

Nám da khi mang thai có phải là biểu hiện bình thường? Nguyên nhân gây nám da khi mang thai? Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng nám, sạm da khi mang thai ?.. Là một trong rất nhiều câu hỏi mà các bà bầu khi mang thai hãy cùng Phòng Khám Đa Khoa Đông Phương đi tìm lời giải đáp cho những câu hỏi trên.

Nám da khi mang thai có nguy hiểm không?

Ở nước ta hiện nay, có 50-70% phụ nữ mang thai mắc phải những đốm nám da trong thời kì mang thai. Người ta thường gọi đây là ” mặt nạ thai kỳ ” với những đặc điểm như những vùng da tối màu đối xứng thường xuất hiện trên má, vùng da môi, trán và cằm, có lúc lan rộng hết mặt như chiếc mặt nạ.

nám da khi mang thai

Nám da do mang thai giống người thường ở điểm là thường xuất hiện vào mùa hè. Khi khí hậu oi bức và nắng nóng gây hại da. Thêm vào đó, bà bầu thường có xu hướng muốn tắm nắng để tốt cho em bé, nhưng tắm nắng không đúng cách rất hại da. Ánh nắng tốt nhất, có chứa vitamin D cho mẹ và bé thường dao động từ 7-9 giờ.

Nám da ở thai kỳ còn liên quan đến sự thay đổi hormone xảy ra trong suốt thời gian mang thai. Những vùng tối màu dạng đốm hay mảng là một dấu hiệu thường xuất hiện ở phụ nữ. Vì vậy nếu như không phải trong thời kỳ mang thai mà các bạn dùng những loại thuốc tác động đến hormone như thuốc tránh thai thì cũng có thể bị nám.

Xem thêm: # Nám da mặt vùng má

  • Nám da là một hiện tượng bình thường khi mang thai nhưng trên thực tế. Ta không thể điều trị nám da khi mang thai như nám bình thường. Bởi lẽ một số thuốc hay kem trị nám có thể có tác dụng phụ gây bệnh hoặc tác động vào nội tiết, không tốt cho cả mẹ và bé khi mang thai
  • Thông thường vào thời kì mang thai ta tác động vào việc nám da bằng các loại mặt nạ, hay kem dưỡng từ thiên nhiên. Tuy nhiên điều này không thể hết nám triệt để mà chỉ giảm đi.
  • Sau khi sinh em bé khoảng 6 tuần. Bạn có thể đến bác sĩ da liễu khám và điều trị nám. Tuy nhiên tốt nhất bạn nên có cách ngăn ngừa nám trước khi mang thai để làn da mình không bị thay đổi

Nguyên nhân gây nám da khi mang thai?

Trong thời gian mang bầu, cơ thể phụ nữ có nhiều biến đổi cho phù hợp với sự phát triển của thai nhi. Khi mang thai, sẽ gây ra những khó chịu và rối loạn ở các cơ quan nội tạng của phụ nữ như: da, đường tiêu hóa, tĩnh mạch, thần kinh, trong đó biến đổi về nội tiết thường gây nhiều phiền muộn cho bà Bầu, bởi nó để lại những hậu quả lâu dài trên làn da. Phần lớn, khi mang thai da của phụ nữa trở nên xỉn màu, lỗ chân long to, vùng chữ T bóng nhờn, môi thâm, vùng da ở gò má xuất hiện các vết nám..

nám da khi mang thai 1

Nguyên nhân của hiện tượng trên là do nội tiết trong cơ thể thay đổi làm rối loạn sắc tố da. Mặt khác, khi mang thai lượng hocmon oestrogene và progesterone tăng cùng với lưu lượng máu tăng cao trong thời kỳ mang bầu chính sự thay đổi này kích thích việc hình thành các phân tử tyrosine (tiền hắc sắc tố melanin) nằm ở vùng sinh sản tế bào da bị oxy hóa. Đó là nguyên nhân trực tiếp gây nên căn bệnh nám da. Thêm nữa, thời gian nghỉ ở nhà nuôi con nhỏ của các bà mẹ thường gặp nhiều stress, mệt mỏi, bận rộn, sức khỏe giảm sút… Hiện tượng suy yếu này cũng là tác nhân khiến cho nám đậm màu hơn.

Xem thêm: Nám da là gì?

Phần lớn các vết nám da sẽ biến mất sau khi sinh. Sạm da khi mang thai chỉ là một hiện tượng sinh lý thông thường, bà bầu không cần  phải quá lo lắng, ảnh hưởng tới sức khỏe. Lưu ý, Phụ nữ mang bầu không nên áp dụng các biện pháp chữa trị nám da hoặc dưỡng da bằng các loại mỹ phẩm nếu không được sự tư vấn của bác sỹ vì rất có thể sẽ ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của thai nhi.

4 cách ngăn ngừa nám da khi mang thai?

Không có thuốc hoặc biện pháp thẩm mỹ nào chấm dứt được tình trạng này nếu hormone của bạn gây ra nám. Hơn nữa, không phương pháp điều trị nào đem lại kết quả vĩnh viễn. Vì vậy, điều tốt nhất là thực hiện các biện pháp phòng ngừa để nám không quay trở lại.

Hormone không nằm trong tầm kiểm soát của bạn, vì vậy bạn thực sự không thể làm gì nếu chúng là nguyên nhân gây nám da. Nhưng bạn vẫn có thể thực hiện các biện pháp sau đây để giữ cho làn da của bạn an toàn khỏi tăng sắc tố khi mang thai.

nám da khi mang thai 2

Sử dụng kem chống nắng bất cứ khi nào bạn đi ra ngoài

Tia cực tím là kẻ thù lớn nhất của làn da, vì đó là một trong những yếu tố kích hoạt nám, do đó việc mặc áo chống nắng là bắt buộc. Bạn cũng nhớ luôn sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên.

Xem thêm: # Nám da mặt là gì?

Sử dụng mũ rộng vành và ô (dù)

Ngoài kem chống nắng, đội mũ rộng vành hoặc mang theo ô cũng giúp che chắn phần lớn làn da. Bất cứ khi nào bạn ở bên ngoài, hãy cố gắng ở trong bóng râm.

Đừng căng thẳng!

Căng thẳng làm tình trạng nám xấu đi. Vì vậy, ngay cả khi bạn nhận thấy các đốm và sắc tố trên da, đừng hoảng sợ. Hãy thư giãn và thử các biện pháp để điều trị chúng. Để giảm căng thẳng, bạn có thể ngồi thiền, nghe nhạc hoặc ngâm mình trong bồn tắm.

Sử dụng thuốc do bác sĩ kê toa

Sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong khoảng thời gian được yêu cầu. Điều này sẽ giúp bạn thoát khỏi nám nhanh hơn.

Ngoài cách chủ động phòng ngừa nám như che chắn cẩn thận, thoa kem chống nắng… mà Phòng Khám Đa Khoa Đông Phương đã mách bạn ở trên, bạn cũng có thể đắp mặt nạ thiên nhiên để điều trị nám khi mang thai.

Xem thêm: # Nám da ở nam giới

Tình trạng nám da có hết sau khi sinh?

Nám da trong thời kỳ mang thai thường mờ dần trong vòng vài tháng sau khi sinh khi nồng độ hormone trở lại mức bình thường và cơ thể ngừng sản xuất quá nhiều sắc tố da hay melanin.

Đường sọc nâu (linea nigra) cũng như các vết tàn nhang hoặc nám cũng sẽ dần mờ đi sau khi bạn sinh con.

Tuy nhiên, các vết thâm nám có thể quay trở lại nếu bạn dễ bị thay đổi sắc tố này và bắt đầu sử dụng biện pháp tránh thai có chứa estrogen.

nám da khi mang thai 3

Nếu bạn đang cho con bú hoặc dự định có thai sớm, bạn nên nói chuyện trước với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe của da trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào. Để cải thiện tình trạng của da phải mất rất nhiều thời gian, nếu các phương pháp điều trị không đạt được hiệu quả, bác sĩ da liễu có thể làm sáng các đốm da tối màu bằng laser nhưng đây không phải là lựa chọn hàng đầu.

Xem thêm: # Nám da sau sinh

Trong mọi hoàn cảnh, bạn nên tiếp tục bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách sử dụng kem chống nắng hàng ngày, mặc quần áo bảo hộ và tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào giờ cao điểm.

Nám da khi mang thai có phải là dấu hiệu của bệnh lý nào đó?

Sự thay đổi màu da có thể là triệu chứng của ung thư da hoặc một bệnh lý nào đó khác. Nếu sắc tố da của bạn thay đổi kèm theo các triệu chứng khác như đau, đỏ hoặc chảy máu, sự thay đổi về kích thước, hình dạng, màu sắc của nốt ruồi, bạn nên đi kiểm tra tại các cơ sở uy tín. Bạn nên đến bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số  0983000497 hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.  để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

nám da khi mang thai 4

Xem thêm: # Phòng Khám Đa Khoa Đông Phương 497 Quang Trung



Bài viết liên quan