497 Quang Trung - Hà Đông - Hà Nội

Cơ sở khám chữa bệnh uy tín - tin cậy

Từ 8h- 20h00 tất cả các ngày trong tuần

logo phong kham dong phuong
khuyen mai 30% Hotline
slider 1
slider 2

Bệnh ghẻ ngứa: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa

Bệnh ghẻ ngứa là một dạng bệnh ngoài da phổ biến, dễ xảy ra ở những người có điều kiện vệ sinh kém, thiếu nước sạch sinh hoạt… Hãy cùng Phòng Khám Đa Khoa Đông Phương đi tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

Bệnh ghẻ ngứa là gì?

Bệnh ghẻ  ngứa là một bệnh nhiễm ký sinh trùng Sarcoptes scabiei ở da. Bệnh ghẻ ngứa gây ra các tổn thương rất ngứa với các sẩn đỏ và các đường hầm, luống ghẻ ở vùng giữa các ngón, cổ tay, vòng eo và bộ phận sinh dục. Chẩn đoán dựa vào khám lâm sàng và soi tìm ký sinh trùng. Điều trị bằng các thuốc diệt ghẻ tại chỗ hoặc có thể uống ivermectin.

benh-ghe-ngua-la-gi

Nguyên nhân bệnh ghẻ ngứa do đâu?

Bệnh chủ yếu do ghẻ cái gây nên vì thông thường ghẻ đực sẽ chết sau khi giao hợp. Trong đó có nhiều loại ghẻ cái, một số loại ghẻ cái có thể gây bệnh ở người và cũng có những loại ghẻ cái gây bệnh ở động vật như chó, mèo, ngựa, thỏ, chuột,…

nguyen-nhan-benh-ghe-ngua-do-dau

Bệnh ghẻ ngứa thường xuất hiện ở những khu vực đông dân cư như thành thị, nhà ở chật hẹp, thiếu vệ sinh, thiếu nước sinh hoạt. Ngoài ra, các khu vực dễ bị ngập lụt vào mùa mưa như Hà Nội, Sài Gòn, các tỉnh miền Trung cũng có tỉ lệ mắc bệnh ghẻ cao.

Ghẻ sinh sôi rất nhanh. Ghẻ cái bò ra khỏi hang tìm ghẻ đực vào ban đêm gây ra hiện tượng ngứa ngáy. Người bệnh gãi khiến ghẻ có thể rơi ra quần áo, chăn gối. Tuy nhiên, cái ghẻ lại rất nhỏ nên khó nhìn thấy bằng mắt thường.

Bệnh ghẻ tuy không gây hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, nhưng nếu không được điều trị chu đáo, bệnh sẽ gây ra các biến chứng như: nhiễm trùng, chàm hóa, viêm cầu thận cấp.

Dấu hiệu nhận biết  bệnh ghẻ ngứa

Khi bị ghẻ ngứa, người bệnh thường có các dấu hiệu như:

dau-hieu-benh-ghe-phong

  • Phát ban, ngứa ngáy khó chịu, các biểu hiện này trở nên nặng hơn vào ban đêm
  • Xuất hiện mụn nước trên da
  • Xuất hiện các hạt u nhỏ như đầu tăm, màu nhạt ở trên da
  • Có các đường cong nhỏ ngoằn ngoèo do rệp đào hang trên da dài 2 – 3 cm.

Các đường hầm do ghẻ cái đào sẽ có mụn nước đường kính khoảng 1 mm ở đầu đường. Đây là nơi trú ngụ của ghẻ cái, nếu lấy kim chích dịch sẽ thấy màu xám đen. Và bạn có thể thấy ghẻ cái bám ở đầu kim.

Các vết do ghẻ cái đào đều để lại độc tố, chính vì vậy chúng gây ngứa cho bệnh nhân. Đặc biệt là vào ban đêm, ghẻ cái di chuyển lại càng khiến người bệnh càng ngứa hơn. Chúng sẽ bò ra khỏi hang để đi tìm ghẻ đực. Nếu bạn gãi sẽ làm độc lây lan mạnh hơn, khiến viêm da, nhiễm trùng da diện rộng. Đồng thời gãi cũng khiến ghẻ vung vãi ra, khiến ghẻ lây lan ra các vùng khác.

Tác hại bệnh ghẻ ngứa

Ghẻ ngứa có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống khi chúng xuất hiện đồng thời với các triệu chứng sau:

tac-hai-cua-benh-ghe-ngua

  • Ngứa dai dẳng trên diện rộng khiến cho bạn đứng ngồi không yên từ đó làm ảnh hưởng đến công việc hàng ngày và các giao tiếp xã hội.
  • Tổn thương xảy ra ở những vùng bị nhiễm ghẻ trong đó có các tổn thương thứ phát do chà xát và gãi lâu ngày sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, loét trợt trên  da.
  • Thường thấy các mụn nước ở vùng da mỏng, các hang ghẻ dưới lớp sừng, các tổn thương sẩn ghẻ, viêm da dạng chàm hoá và có thể tìm thấy ký sinh trùng ghẻ.
  • Ghẻ có thể làm suy giảm chất lượng cuộc sống nếu để lâu ngày, khiến bạn ngủ không ngon giấc từ đó làm suy giảm sức khỏe tổng thể…

Hơn thế nữa, các bác sĩ cũng cho biết ghẻ là bệnh có khả năng lây qua tiếp xúc với da bị bệnh hoặc qua tiếp xúc với vật mang ký sinh trùng như quần áo, đồ dùng. Nếu bệnh không được điều trị đúng cách sẽ làm tăng các biến chứng nguy hiểm như sau:

  • Chàm hóa: Bệnh nhân bị ngứa, gãi chàm hóa. Ngoài các thương tổn ghẻ còn có các mụn nước tập trung thành đám. Hay gặp ở người có cơ địa dị ứng, chàm xảy ra ở những khu vực bị trầy da, hay gặp nhất ở bàn tay, kẽ ngón tay, cổ tay, nách, quầng vú, thắt lưng, mông, dương vật và bìu. Ở người lớn, da đầu, mặt và lưng thường không bị; còn  ở trẻ nhỏ thì hay gặp ở đường chỉ lòng bàn tay và lòng bàn chân, nếp gấp cổ tay.
  • Bội nhiễm: Các mụn nước do ghẻ gây ra có thể mọc xen kẽ các mụn mủ, có thể phù nề.. Tình trạng chốc loét, viêm nang lông, tạo thành áp xe; viêm mạch bạch huyết, viêm hạch; viêm mô bào; nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng huyết có thể xảy ra.
  • Lichen hoá: Là biến chứng của bệnh ghẻ thưởng đến do bệnh gây ngứa ngáy khiến cho bệnh nhân phải gãi nhiều từ đó khiến da dày lên và có màu thâm hơn bình thường.
  • Viêm cầu thận cấp: Biến chứng ghẻ có thể gặp ở những trẻ nhỏ bị ghẻ bội nhiễm và không được điều trị, hoặc điều trị không khỏi tái đi tái lại nhiều lần…

Điều trị bệnh ghẻ ngứa

Điều trị triệt để bệnh ghẻ ngứa: Cần thực hiện đúng và đủ các nguyên tắc sau:

dieu-tri-benh-ghe-ngua

  • Chú ý phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ chóng khỏi và ít lây lan. Không gãi, không tự ý dùng các loại thuốc bôi như: thuốc rầy, thuốc súng, DDT…rất nguy hiểm.
  • Tắm sạch, lau khô trước khi bôi hay xịt các loại thuốc do bác sĩ chỉ định tùy tình trạng bệnh lý. Thoa, xịt thuốc toàn thân, từ cổ đến chân, tốt nhất vào buổi tối trước khi đi ngủ. Có thể thoa thuốc 2-3 lần mỗi ngày, liên tục trong 10-15 ngày.
  • Quần áo, mùng, mền, chiếu, gối nên giặt tẩy thật sạch; có thể trụn nước sôi, phơi nắng cho thật khô, ủi nóng trước khi mặc… để diệt hết cái ghẻ và trứng, đề phòng tái nhiễm hoặc lây lan bệnh. Tránh dùng chung quần áo và các vật dụng cá nhân.
  • Phải để thuốc tiếp xúc với da đủ thời gian. Đa số các thuốc được yêu cầu để tiếp xúc 24 giờ đối với người lớn, 12 giờ đối với trẻ em và phụ nữ mang thai; sau đó, tắm rửa sạch sẽ lại bằng xà phòng.
  • Bệnh có thể tái phát từng đợt theo chu kỳ 3 tuần do trứng còn sống sót và phát triển thành cái ghẻ trưởng thành. Bắt buộc điều trị lại theo đúng phương pháp.
  • Phải điều trị đồng thời cho tất cả mọi người cùng bị ngứa đang sinh hoạt, chung sống trong gia đình, lớp học, ký túc xá… tránh tình trạng tái lây nhiễm lẫn nhau.

Tóm lại, ghẻ ngứa chỉ đơn giản là một bệnh ngoài da do nhiễm ký sinh trùng cái ghẻ. Bệnh rất thường gặp, rất hay lây, khó điều trị triệt để nhưng bệnh nhân và cả thầy thuốc cũng rất dễ không thừa nhận vì nhiều lý do! Bệnh có thể có biến chứng, ít gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây khó chịu và làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Việc điều trị ghẻ ngứa thường khó khăn do ta dễ bỏ qua chẩn đoán, bệnh lại có  nhiều đợt tái nhiễm liên tục rất dễ nhầm lẫn với những bệnh cảnh khác.



Bài viết liên quan