497 Quang Trung - Hà Đông - Hà Nội

Cơ sở khám chữa bệnh uy tín - tin cậy

Từ 8h- 20h00 tất cả các ngày trong tuần

logo phong kham dong phuong
khuyen mai 30% Hotline
slider 1
slider 2

Bệnh ghẻ: nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa

Bệnh ghẻ (tiếng Latinh: scabere còn được gọi là ghẻ Na Uy) là bệnh truyền nhiễm, do loài ký sinh trùng bắt buộc là cái ghẻ (Sarcoptes scabiei, giống Hominis) xâm nhập ở lớp thượng bì gây ra. Chúng thường đào hang rãnh trên da làm ngứa ngáy khó chịu và nhiễm trùng.

Bệnh ghẻ là gì?

Bệnh ghẻ là một dạng bệnh ngoài da phổ biến, dễ xảy ra ở những người có điều kiện vệ sinh kém, thiếu nước sạch sinh hoạt… Hầu hết trường hợp, vấn đề da liễu này không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu tiếp tục kéo dài, tình trạng ghẻ ngứa có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng, chàm hóa hoặc thậm chí là viêm cầu thận…

benh-ghe-la-benh-gi

Nguyên nhân bị bệnh ghẻ

Ve ký sinh Sarcoptes scabiei là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh ghẻ. Chúng thường đào sâu vào lớp trong của da để đẻ trứng và khiến cho da nổi mụn nước, ngứa rát. Bạn không thể nhìn thấy loài ve này bằng mắt thường, chúng chỉ bị phát hiện khi soi dưới kính hiển vi.

nguyen-nhan-bi-benh-ghe-la-gi

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ghẻ bao gồm:

  • Vệ sinh cá nhân kém
  • Sống trong môi trường ô nhiễm
  • Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu
  • Người mắc bệnh HIV, bệnh bạch cầu hay ung thư hạch

Dấu hiệu bệnh ghẻ

Ghẻ đào các đường hầm trên da để đẻ trứng. Chính vì vậy, biểu hiện đặc trưng của người bị bệnh chính là các mụn nước, luống ghẻ. Những mụn nước mọc rải rác thành từng cụm, ở nhiều vùng da mỏng như:

dau-hieu-cua-benh-ghe-nhu-the-nao

  • Lòng bàn tay
  • Cổ tay
  • Kẽ ngón tay
  • Thắt lưng
  • Rốn
  • Kẽ mông
  • Bộ phân sinh dục

Đối với trẻ nhỏ, mụn nước do ghẻ còn có thể xuất hiện ở lòng bàn chân.

Triệu chứng khi bị bệnh ghẻ

Khi bị ghẻ, người bệnh thường có các triệu chứng như:

trieu-chung-khi-bi-benh-ghe

  • Phát ban, ngứa ngáy khó chịu, các biểu hiện này trở nên nặng hơn vào ban đêm
  • Xuất hiện mụn nước trên da
  • Xuất hiện các hạt u nhỏ như đầu tăm, màu nhạt ở trên da
  • Có các đường cong nhỏ ngoằn ngoèo do rệp đào hang trên da dài 2 – 3 cm.

Các đường hầm do ghẻ cái đào sẽ có mụn nước đường kính khoảng 1 mm ở đầu đường. Đây là nơi trú ngụ của ghẻ cái, nếu lấy kim chích dịch sẽ thấy màu xám đen. Và bạn có thể thấyghẻ cái bám ở đầu kim.

Các vết do ghẻ cái đào đều để lại độc tố, chính vì vậy chúng gây ngứa cho bệnh nhân. Đặc biệt là vào ban đêm, ghẻ cái di chuyển lại càng khiến người bệnh càng ngứa hơn. Chúng sẽ bò ra khỏi hang để đi tìm ghẻ đực. Nếu bạn gãi sẽ làm độc lây lan mạnh hơn, khiến viêm da, nhiễm trùng da diện rộng. Đồng thời gãi cũng khiến ghẻ vung vãi ra, khiến ghẻ lây lan ra các vùng khác.

Tác hại bệnh ghẻ

Ghẻ là bệnh da liễu đã từng có thời điểm bùng phát thành dịch. Hiện nay, bệnh ghẻ đã được kiểm soát tốt hơn với ước tính 300 triệu ca/năm trên toàn thế giới và chỉ tập trung tại các khu vực kém phát triển. Nơi mà các điều kiện vệ sinh không đảm bảo sạch sẽ. Tại Việt Nam, số các ca bệnh ghẻ được ghi nhận là không nhiều nhưng chúng ta vẫn cần đề phòng bệnh một cách cẩn thận.

tac-hai-benh-ghe-la-gi

  • Ghẻ có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống khi chúng xuất hiện đồng thời với các triệu chứng sau:
  • Ngứa dai dẳng trên diện rộng khiến cho bạn đứng ngồi không yên từ đó làm ảnh hưởng đến công việc hàng ngày và các giao tiếp xã hội.
  • Tổn thương xảy ra ở những vùng bị nhiễm ghẻ trong đó có các tổn thương thứ phát do chà xát và gãi lâu ngày sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, loét trợt trên  da.
  • Thường thấy các mụn nước ở vùng da mỏng, các hang ghẻ dưới lớp sừng, các tổn thương sẩn ghẻ, viêm da dạng chàm hoá và có thể tìm thấy ký sinh trùng ghẻ.
  • Ghẻ có thể làm suy giảm chất lượng cuộc sống nếu để lâu ngày, khiến bạn ngủ không ngon giấc từ đó làm suy giảm sức khỏe tổng thể…

Hơn thế nữa, các bác sĩ cũng cho biết ghẻ là bệnh có khả năng lây qua tiếp xúc với da bị bệnh hoặc qua tiếp xúc với vật mang ký sinh trùng như quần áo, đồ dùng. Nếu bệnh không được điều trị đúng cách sẽ làm tăng các biến chứng nguy hiểm như sau:

  • Chàm hóa: Bệnh nhân bị ngứa, gãi chàm hóa. Ngoài các thương tổn ghẻ còn có các mụn nước tập trung thành đám. Hay gặp ở người có cơ địa dị ứng, chàm xảy ra ở những khu vực bị trầy da, hay gặp nhất ở bàn tay, kẽ ngón tay, cổ tay, nách, quầng vú, thắt lưng, mông, dương vật và bìu. Ở người lớn, da đầu, mặt và lưng thường không bị; còn  ở trẻ nhỏ thì hay gặp ở đường chỉ lòng bàn tay và lòng bàn chân, nếp gấp cổ tay.
  • Bội nhiễm: Các mụn nước do ghẻ gây ra có thể mọc xen kẽ các mụn mủ, có thể phù nề.. Tình trạng chốc loét, viêm nang lông, tạo thành áp xe; viêm mạch bạch huyết, viêm hạch; viêm mô bào; nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng huyết có thể xảy ra.
  • Lichen hoá: Là biến chứng của bệnh ghẻ thưởng đến do bệnh gây ngứa ngáy khiến cho bệnh nhân phải gãi nhiều từ đó khiến da dày lên và có màu thâm hơn bình thường.
  • Viêm cầu thận cấp: Biến chứng ghẻ có thể gặp ở những trẻ nhỏ bị ghẻ bội nhiễm và không được điều trị, hoặc điều trị không khỏi tái đi tái lại nhiều lần…

Cách phòng tránh bệnh ghẻ

cach-phong-tranh-benh-ghe

  • Vệ sinh cá nhân, nhà cửa sạch sẽ, chăn nệm, quần áo, mùng màn cần được giặt sạch thường xuyên, phơi nắng, trụng nước sôi, ủi nóng để diệt khuẩn, diệt ghẻ.
  • Không sử dụng chung quần ào, đồ dùng cá nhân với người khác.
  • Không được gãi trong quá trình điều trị để tránh dịch mủ lan rộng đến các vùng khác.
  • Nếu ngứa ghẻ đã lây lan trong cộng đồng cần điều trị đồng thời, để bệnh chóng lành, hạn chế lây nhiễm rộng hơn.
  • Khi có nghi ngờ bị ghẻ, cần tích cực đến bệnh viện thăm khám để có hướng điều trị phù hợp.

Bệnh ghẻ dễ gặp, dễ bỏ qua nên bạn cần chú ý chăm sóc sức khỏe gia đình, điều trị và phòng ngừa ghẻ tối ưu để tránh bệnh tái phát, lây lan nhé.

Cách chữa bệnh ghẻ

Hiện nay cái ghẻ được điều trị thông dụng nhất là sử dụng permethrin 5% dạng xịt hoặc dạng cream. Ngoài ra còn có các loại khác như dung dịch DEP (diethylphtalate), cream lưu huỳnh 5-10%, hoặc đường dùng toàn thân bằng viên uống ivermectin.

cach-chua-benh-ghe-nhu-the-nao

Thuốc bôi trị ghẻ có chứa permethrin với nồng độ 5%: Đây là thuốc khá an toàn khi dùng điều trị bôi ngoài da. Tuy nhiên, thuốc cần được sử dụng đúng cách để nhận được kết quả điều trị tốt và tránh các tác dụng phụ không mong muốn phát sinh.

Về liều dùng, tùy mức độ và phạm vi tổn thương da cũng như độ tuổi và khả năng đáp ứng thuốc của từng người. Do đó, cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc để sử dụng thuốc hợp lý và hiệu quả nhất.

Thuốc permethrin kem bôi ngoài da, có cách sử dụng tương đối đơn giản. Tuy nhiên, để đảm bảo dùng thuốc đúng cách, nên bôi thuốc theo hướng dẫn sau đây:

  • Vệ sinh sạch và lau khô tay cùng vùng da cần điều trị trước khi bôi thuốc.
  • Lấy một lượng thuốc vừa đủ trên đầu ngón tay.
  • Thoa một lớp mỏng nhẹ lên trên vùng da cần điều trị.
  • Không lạm dụng hay thoa thuốc với một lượng lớn
  • Rửa tay thật sạch với xà phòng kháng khuẩn sau khi tiếp xúc với thuốc.

Thuốc DEP (Diethylphtalat): DEP là thuốc phổ biến được sử dụng để điều trị ghẻ hoặc tổn thương da do côn trùng cắn từ nhiều thập kỷ đến nay.

Cách dùng thuốc: Sau khi vệ sinh sạch tay và vùng da bị tổn thương, lau khô và lấy một lượng thuốc vừa đủ, thoa đều, nhẹ nhàng lên vùng da cần điều trị, người lớn ngày từ 1-2 lần.

cai-ghe-ky-sinh-gay-benh-ghe

Khi sử dụng thuốc cần lưu ý:

  • Không dùng cho người mẫn cảm và dị ứng với bất cứ thành phần nào trong thuốc.
  • Không dùng khi vùng da cần điều trị có dấu hiệu nhiễm trùng và chảy dịch.
  • Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi tiếp xúc với thuốc.
  • Không băng hoặc che phủ vùng da bôi thuốc, trừ khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Tránh để thuốc tiếp xúc với vùng da khỏe mạnh hoặc da của người khác.
  • Không thoa nhiều lần hơn hướng dẫn sử dụng trên toa thuốc hoặc chỉ định của bác sĩ.
  • Không sử dụng thuốc lên vùng niêm mạc và các vùng da gần mắt.
  • Không thoa thuốc ở diện tích rộng và dùng thuốc kéo dài hơn hướng dẫn khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Các tác dụng phụ của thuốc là: Gây kích ứng da, ngứa da, đỏ rát… Đây chỉ là tác dụng phụ thông thường. Cần ngừng sử dụng thuốc khi có biểu hiện mẫn cảm, tình trạng bệnh không đỡ mà có xu hướng xấu đi…

Lưu huỳnh: Thuốc cần được sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và không được quá lạm dùng thuốc.

Khi dùng thuốc cần tránh để thuốc dính vào mắt. Nếu không may để thuốc rơi vào mắt cần rửa nhẹ nhàng với nhiều nước sạch. Nếu vẫn còn các triệu chứng bất thường ở mắt thì cần đi khám nhãn khoa.

Lưu huỳnh dạng mỡ, trước khi dùng thuốc nên tắm rửa toàn thân với xà phòng trước. Sau đó dùng thuốc lưu huỳnh dạng mỡ bôi lên. Trước khi đi ngủ bôi thuốc lên toàn thân một lần nữa. Sau 24 giờ bôi thuốc cần tắm kỹ lại để làm sạch lượng thuốc đã bôi trước đó trước khi bôi lần thuốc mới.

Tác dụng phụ có thể xảy ra là thuốc  gây nên tình trạng kích ứng da. Tác dụng phụ này có thể sẽ mất đi sau khi cơ thể đã quen thuốc. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài trong một thời gian hoặc có diễn biến nặng hơn thì nên báo với bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời và đúng cách.

Thuốc ivermectin: Là thuốc đường uống được chỉ định để điều trị khá nhiều bệnh nhiễm ký sinh trùng, như bệnh sán lá gan lớn, bệnh giun lươn đường ruột.

Trong bệnh ghẻ, thuốc này được chỉ định khi các biện pháp điều trị tại chỗ trước đó không thành công hoặc với bệnh nhân có chống điều trị tại chỗ.

Chỉ dùng ivermectin khi chắc chắn bệnh ghẻ trên lâm sàng hoặc đã được kiểm tra chắc chắn có ký sinh trùng. Thuốc chỉ được sử dụng sau khi đã được bác sĩ chỉ định và cân nhắc dùng thuốc.

Thuốc ivermectin có thể gây ra một số tác dụng phụ, tuy đa số là không nghiêm trọng và không kéo dài. Nhưng tình trạng tác dụng phụ có thể tăng lên ở bệnh nhân đồng thời nhiễm nhiều loại ký sinh trùng.

Các tác dụng phụ có thể gặp và dễ nhận ra là: Đột ngột sốt, phát ban, ngứa, khó thở…

Một số tác dụng phụ khác như: Tăng men gan, gây chán ăn, đau dạ dày, táo bón (hoặc tiêu chảy)…



Bài viết liên quan