497 Quang Trung - Hà Đông - Hà Nội

Cơ sở khám chữa bệnh uy tín - tin cậy

Từ 8h- 20h00 tất cả các ngày trong tuần

logo phong kham dong phuong
khuyen mai 30% Hotline
slider 1
slider 2

Bạch biến ở trẻ sơ sinh: nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa

Bạch biến ở trẻ sơ sinh là tình trạng tế bào sản xuất ra sắc tố da melanocytes bị ảnh hưởng. Gây rối loạn sắc tố da, khiến da bị mất đi sắc tố melanin không rõ nguyên nhân.

Bạch biến ở trẻ sơ sinh là gì?

Bệnh bạch biến ở trẻ sơ sinh có thể phát triển ở bất kỳ thời điểm nào, ngay cả lúc sơ sinh. Đây là một căn bệnh có tính chất di truyền, biểu hiện rõ trên da và ước tính chiếm khoảng 1 – 2% tổng dân số.

Xem thêm: # Bạch biến là gì?

Bạch biến ở trẻ sơ sinh là gì

Đây là tình trạng tế bào sản xuất ra sắc tố da melanocytes bị ảnh hưởng, gây rối loạn sắc tố da, khiến da bị mất đi sắc tố melanin không rõ nguyên nhân. Lúc này, trên da bé sẽ xuất hiện các đốm hoặc các mảng da màu trắng vì các vùng đó không có tế bào sản sinh sắc tố da hoặc đã bị ngừng hoạt động.

Thông thường, bạch biến được chia thành 3 loại cơ bản:

  • Bạch biến khu trú: Các đốm trắng xuất hiện ở những vùng da nhỏ.
  • Bạch biến lan tỏa: Đây là dạng bạch biến phổ biến nhất với các triệu chứng xuất hiện đối xứng ở hai bên cơ thể và có dấu hiệu lan rộng.
  • Bạch biến đứt đoạn: Các đốm trắng chỉ xuất hiện ở một bên cơ thể nhưng vẫn có thể ảnh hưởng ở những vùng da rộng.

Xem thêm: # Bạch biến có lây không?

Bạch biến ở trẻ là một bệnh da lành tính, không ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe chung nhưng làm mất thẩm mỹ, có thể khiến trẻ bị mặc cảm, tự ty, ảnh hưởng lớn đến tâm lý.

Nguyên nhân bạch biến ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh bạch biến là do các tế bào sắc tố ở da bị sụt giảm về chất lượng lẫn số lượng. Đây là các tế bào đóng vai trò trong việc sản xuất melanin – các hạt quyết định màu sắc của da ở một người.

Nguyên nhân gây bạch biến ở trẻ sơ sinh

Khi mắc bệnh bạch biến thì số lượng của những tế bào sắc tố sẽ ít hơn, hoặc có khi số lượng của chúng không đổi nhưng hiệu quả làm việc giảm sút, hạt melanin vì thế cũng giảm theo. Hệ quả là một số vùng da bị nhạt màu hơn hẳn so với những vùng da còn lại.

Hiện nguyên nhân khiến các tế bào sắc tố da bị suy giảm số lượng và chất lượng vẫn chưa được tìm ra, tuy nhiên có một vài giả thiết như sau:

Xem thêm: # Bạch biến có chữa được không?

  • Do yếu tố di truyền: tỷ lệ những người bị bạch biến do di truyền từ người thân trong gia đình mắc căn bệnh này lên đến 20%;

  • Miễn dịch: có những trường hợp bị mắc những bệnh về tuyến thượng thận, tuyến giáp, tuyến sinh dục hoặc bệnh về gan tụy thì trong cơ thể sẽ xuất hiện một loại kháng thể có khả năng tiêu diệt những tế bào sắc tố da. Vì vậy, bệnh nhân bị bạch biến có thể mắc thêm những bệnh lý nêu trên.

Các nguyên nhân khác:

  • Do tác dụng phụ của những loại thuốc ức chế miễn dịch như nivolumab, pembrolizumab,…

  • Tiếp xúc với hóa chất độc hại như Thiol, Phenol,… gây tác động lên các tế bào sắc tố.

  • Bệnh nhân bị mắc những bệnh nhiễm trùng hoặc nhiễm siêu vi.

Dấu hiệu bạch biến ở trẻ sơ sinh

  • Bạch biến khi mới xuất hiện là những mảng da nhỏ nổi lên trên da và sau đó lan ra diện rộng thành từng mảng da mất sắc tố.

Xem thêm: # Chữa bạch biến bằng củ riềng

Dấu hiệu bạch biến ở trẻ sơ sinh

  • Kích thước của những đốm này có thể từ 1 đến vài cm, không có hình dạng nhất định.
  • Bề mặt vùng da bị bạch biến trơn láng, không gây đau đớn.
  • Những sợi lông hoặc tóc mọc trên các mảng da bị bạch biến cũng bị bạc trắng.
  • Các đốm da mất sắc tố này thường xuất hiện trên mặt, nách, mu bàn tay, chân,…
  • Bạch biến trên da mặt thường có dấu hiệu xuất hiên đối xứng ở hai bên cơ thể và vùng da xung quanh các mảng bạch biến có màu đậm hơn so với da thường.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị bạch biến

Cha mẹ cũng nên lưu ý đến quá trình chăm sóc trẻ tại nhà:

Cách chăm sóc bạch biến ở trẻ sơ sinh

  • Hạn chế cho bé sử dụng các loại nước ngọt có gas, thực phẩm chứa nhiều gluten như yến mạch, lúa mì,…
  • Tăng cường bổ sung vào chế độ ăn uống của trẻ đầy các chất dinh dưỡng. Có tác động tốt đến quá trình điều trị bệnh bạch biến ở trẻ
  • Tránh cho bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Khi ra đường nên mặc quần áo dài tay, đội mũ nón, bịt khẩu trang kín đáo.
  • Không cho bé sử dụng các loại xà phòng tắm gội dễ gây kích ứng. Giặt sạch sẽ quần áo, phơi khô ráo dưới ánh nắng mặt trời trước khi mặc
  • Có các biện pháp giúp bé vượt qua vấn đề cảm xúc như động viên. Động viên trẻ giải thích với bạn về bệnh bạch biến, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động với bạn bè, cộng đồng,…
  • Chú ý quan tâm, chăm sóc trẻ để có các biện pháp can thiệp kịp thời nếu trẻ có dấu hiệu trầm cảm.

Xem thêm: # Người mẫu bạch biến winnie harlow

Phương pháp điều trị bệnh bạch biến ở trẻ sơ sinh

Hiện nay chưa có một phương pháp cụ thể nào có thể điều trị dứt điểm bệnh bạch biến. Tuy nhiên cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp giúp hạn chế tình trạng bệnh như:

Điều trị bạch biến ở trẻ sơ sinh

  • Chế độ ăn uống: Tích cực bổ sung các thực phẩm giàu vitamin nhóm B cho trẻ bằng các thực phẩm như gạo, đậu xanh, cá hồi…. Theo nghiên cứu, đây là các vitamin rất tốt cho trẻ mắc bệnh bạch biến. Cho trẻ ăn nhiều trái cây chứa vitamin C để tăng cường sức đề kháng và nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể.
  • Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần lưu ý tránh những thực phẩm có nguy cơ khiến bệnh trở nặng như thực phẩm chứa nhiều thành phần gluten trong yến mạch, lúa mì. Hạn chế tối đa đồ uống có ga.
  • Ngoài ra trẻ bị bệnh bạch biến cần tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, trang bị trước khi ra ngoài bằng cách đội mũ, mặc quần áo dài, đeo khẩu trang….
  • Tránh dùng xà phòng vì chúng dễ gây kích ứng da của trẻ.
  • Vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ, giặt sạch và phơi khô ráo quần áo trước khi mặc.

Xem thêm: # Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội

Bệnh bạch biến ở trẻ sơ sinh thường không gây hại đến sức khỏe nhưng sẽ gây mất thẩm mỹ ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của trẻ. Vì vậy cha mẹ cần quan tâm và chú ý chăm sóc để trẻ cảm thấy tự tin hơn trong cuộc sống nhé.



Bài viết liên quan