497 Quang Trung - Hà Đông - Hà Nội

Cơ sở khám chữa bệnh uy tín - tin cậy

Từ 8h- 20h00 tất cả các ngày trong tuần

logo phong kham dong phuong
khuyen mai 30% Hotline
slider 1
slider 2

Giang mai: nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại, cách chữa

Bệnh giang mai là một trong số những bệnh lây truyền qua đường tình dục đáng sợ nhất, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Nếu không được chăm sóc y tế kịp thời, người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh giang mai là gì?

Bệnh giang mai (Syphilis) là bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Xoắn khuẩn giang mai xâm nhập trực tiếp vào cơ thể qua các vết xước trên da và niêm mạc khi tiếp xúc với dịch tiết từ tổn thương giang mai. Bệnh cũng lây lan nhanh chóng qua các hình thức quan hệ tình dục bằng đường miệng, âm đạo hay hậu môn.

Giang mai nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại, cách chữa

Xoắn khuẩn giang mai cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con giai đoạn bào thai từ tháng thứ 4 trở đi, do xoắn khuẩn này xâm nhập máu thai nhi qua dây rốn đe dọa tính mạng cả mẹ và thai nhi.

Do bộ phận sinh dục ở phụ nữ có cấu tạo dạng mở nên khả năng nhiễm các bệnh tình dục cao hơn nam giới, bao gồm cả giang mai. Bệnh giang mai ở nữ giới nếu không điều trị kịp thời, sẽ gây tổn thương trầm trọng đến tất cả các cơ quan trong cơ thể như viêm loét bộ phận sinh dục, phát ban ngoài da, đau nhức cơ xương, thậm chí gây ảnh hưởng đến nội tạng.

Nguyên nhân bệnh giang mai

Bệnh giang mai là bệnh mãn tính lây truyền qua con đường tình dục do xoắn khuẩn giang mai gây ra, bệnh giang mai ở giai đoạn đầu có tính lây nhiễm mạnh nhất. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến bệnh giang mai.

Giang mai nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại, cách chữa 1

Lây nhiễm trực tiếp do quan hệ tình dục

Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh giang mai, chiếm 95%. Bệnh có thể lây nhiễm do quan hệ qua đường miệng, đường sinh dục và đường hậu môn. Bạn có nguy cơ mắc bệnh lậu nếu có quan hệ với gái mại dâm, hoặc quan hệ tình dục với nhiều người…

Lây nhiễm qua máu

Người mắc bệnh giang mai có thể lây nhiễm cho người khác qua con đường truyền máu và dùng chung kim tiêm, hoặc tiếp xúc qua vết thương hở.

Truyền từ mẹ sang con

Thai phụ bị bệnh giang mai có thể lây nhiễm cho thai nhi thông qua nhau thai, thông thường bệnh sẽ lây truyền từ mẹ sang con sau tháng thứ 4 của thai kì. Trong quá trình sinh nở, nếu thai nhi được sinh theo đường âm đạo của người mẹ nhiễm khuẩn giang mai thì vi khuẩn có thể truyền cho thai nhi khiến đứa trẻ bị nhiễm bệnh.

Ở phụ nữ mắc bệnh giang mai hơn 4 năm mà không được điều trị, tuy thường không truyền nhiễm qua quan hệ tình dục nữa nhưng vẫn có thể lây truyền cho thai nhi, thời gian bệnh càng lâu thì tính lây nhiễm càng giảm.

Các con đường lây nhiễm khác

Bệnh giang mai có thể lây nhiễm khi tiếp xúc với những vật dụng mà người bệnh đã sử dụng như: quần áo, giường ngủ, khăn mặt, dao cạo, khăn tắm, bồn tắm… Các dụng cụ này có thể chứa xoắn khuẩn giang mai của người bệnh, khi tiếp xúc sẽ lây truyền cho người khác.

Dấu hiệu bệnh giang mai

Các biểu hiện của bệnh giang mai không phải lúc nào cũng rõ ràng và có thể tự biến mất. Một số người bị giang mai không có triệu chứng. Tuy nhiên, bệnh sẽ chuyển từ giai đoạn nhẹ sang giai đoạn nặng nếu không được chữa trị.

Giang mai nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại, cách chữa 2

Các biểu hiện của bệnh giang mai bao gồm:

  • Các vết loét nhỏ hoặc không đau, thường xuất hiện trên dương vật, âm đạo hoặc xung quanh hậu môn, nhưng có thể ở những vị trí khác như miệng.
  • Phát ban đỏ nổi mẩn, thường ảnh hưởng đến lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.
  • Phát triển mụn (tương tự như mụn cóc sinh dục) trên âm hộ ở phụ nữ hoặc xung quanh hậu môn ở cả nam và nữ.
  • Các mảng trắng trong miệng
  • Mệt mỏi, nhức đầu, đau khớp, nhiệt độ cao (sốt) và các tuyến bị sưng ở cổ, háng hoặc nách.

Nếu không được điều trị trong nhiều năm, bệnh giang mai có thể lây sang não hoặc các bộ phận khác của cơ thể và gây ra các vấn đề nghiêm trọng, lâu dài.

Triệu chứng bệnh giang mai

Bệnh giang mai phát triển theo từng giai đoạn và các triệu chứng cũng khác nhau theo từng giai đoạn. Các giai đoạn có thể chồng lên nhau và các triệu chứng không phải lúc nào cũng xảy ra theo cùng thứ tự. Bạn có thể bị nhiễm giang mai và không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong nhiều năm.

Giang mai nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại, cách chữa 3

Một số triệu chứng giang mai biểu hiện theo từng giai đoạn như sau:

Giang mai giai đoạn 1

Triệu chứng bệnh giang mai ở giai đoạn sớm là sự xuất hiện một vết loét nhỏ, được gọi là săng giang mai. Các vết săng giang mai thường phát triển ở một số người và khoảng 3 tuần sau khi tiếp xúc.

Săng giang mai có thể xuất hiện ở âm đạo, hậu môn, dương vật, bìu và hiếm khi ở môi hoặc miệng. Nhiều người sẽ có thể không nhận thấy vết săng giang mai này, vì nó thường không đau và ẩn trong âm đạo hoặc trực tràng. Bên cạnh đó, các vết này có thể tự lành trong vòng 3–5 ngày. Tuy nhiên, bạn cần uống thuốc để trị bệnh và ngăn ngừa bệnh giang mai giai đoạn đầu chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

Giang mai giai đoạn 2

Ở giai đoạn 2 này, sau vài tuần bị bệnh, bạn có thể bị phát ban. Phát ban bắt đầu từ thân người và dần dần bao phủ toàn bộ cơ thể, thậm chí cả lòng bàn tay và bàn chân. Phát ban này thường không ngứa và có thể kèm theo mụn ở miệng hoặc vùng sinh dục.

Bạn có thể cảm thấy bị bệnh và có các triệu chứng giống như cúm nhẹ, cảm thấy mệt mỏi, đau họng, sưng hạch, nhức đầu và đau cơ. Bạn cũng có thể bị đau ở miệng, âm đạo, hậu môn hoặc rụng tóc.

Các triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn 2 có thể kéo dài từ 2 đến 6 tuần và có thể đến 2 năm. Các triệu chứng ở giai đoạn này sẽ tự biến mất khi có hoặc không điều trị. Các triệu chứng ở giai đoạn này sẽ xuất hiện rồi lại biến mất liên tục khi bạn không điều trị. Nếu bạn thắc mắc giang mai giai đoạn 2 có chữa được không, câu trả lời là có. Bạn cần đến cơ sở y tế để bác sĩ tư vấn càng sớm càng tốt, tránh trường hợp bệnh chuyển nặng rất khó chữa trị.

Giang mai giai đoạn tiềm ẩn

Nếu bệnh giang mai không được điều trị, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn. Ở giai đoạn này, có thể sẽ không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị, bệnh giang mai sẽ chuyển sang giai đoạn cuối rất nguy hiểm.

Giang mai giai đoạn cuối

Những người bị mắc bệnh giang mai trong thời gian dài phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Giai đoạn cuối của giang mai có thể gây ra các khối u, mù lòa, tê liệt. Nó có thể phá hủy hệ thống thần kinh, não và các cơn quan khác, thậm chí là gây tử vong.

Hello Bacsi hy vọng bạn đã có được những thông tin cần thiết về triệu chứng bệnh giang mai. Bạn hãy nhớ rằng, phát hiện bệnh kịp thời sẽ giúp bạn tăng cơ hội chữa bệnh và tránh lây lan cho người thân.

Tác hại giang mai

  • Ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày. Khi mắc bệnh giang mai, người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu, phiền toái bởi những vết lở loét, nốt sần chảy dịch, mụn ở cơ quan sinh dục hoặc trên các vị trí khác của cơ thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc và đời sống của người bệnh.
  • Bệnh nhân mắc bệnh giang mai không chỉ gây nên những tổn thương cho bản thân họ mà còn dễ lây truyền sang cho vợ/chồng/bạn tình.

Giang mai nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại, cách chữa 4

  • Phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai, xoắn khuẩn giang mai sẽ xâm nhập vào thai nhi gây nên tình trạng đẻ non, sảy thai, thai chết lưu hoặc chết sau khi sinh. Trẻ mới sinh ra nguy cơ mắc bệnh giang mai bẩm sinh.
  • Bệnh giang mai không chỉ gây ra những triệu chứng bên ngoài cơ thể. Nó còn khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày mà xoắn khuẩn giang mai còn có thể xâm nhập vào mạch máu lan truyền đến tất cả các bộ phận khác trên cơ thể. Xoắn khuẩn giang mai tấn công vào hệ thần kinh gây nên viêm màng não, tổn thương đến mạch máu não dẫn đến động kinh, đột quỵ. Giang mai tấn công vào hệ tim mạch gây phình mạch. Nó gây tổn thương mô và nội tạng, phá hoại hệ xương khớp dẫn đến bại liệt, tàn tật, tử vong.
  • Một số bệnh nhân giang mai thường bị kèm theo mắc các bệnh viêm nhiễm trên hệ thống đường tiết niệu và đường sinh dục, dễ mắc các bệnh lây truyền khác.
  • Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, hạnh phúc gia đình.Tình trạng sứt mẻ trong gia đình. Vợ chồng nghi kỵ không tin tưởng nhau dẫn đến đổ vỡ trong hôn nhân…

Biến chứng giang mai

  • Xuất hiện các cơn đau ở chi. Khi mắc giang mai, người bệnh nhanh chóng xuất hiện cảm giác đau nhức, đặc biệt là ở chi dưới. Cảm giác đau nhói nhưng ngắn, như bị dao cắt hoặc giật mạnh hoặc như bị đốt. Những cơn đau này xuất hiện ngẫu nhiên không theo quy luật nào cả, khiến người bệnh rất khó chịu. Khi bệnh đau nặng chi dưới sẽ đau đớn, bước đi khập khiễng, bước thấp, bước cao, bước dài, bước ngắn. Giai đoạn cuối xuất hiện tình trạng đi lại khó khăn.

Giang mai nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại, cách chữa 5

  • Rối loạn chức năng co thắt: Vì xoắn khuẩn giang mai có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng tới các cơ quan trong vùng chậu và bàng quang. Chính vì vậy, người bệnh có thể gặp phải các rối loạn cảm giác tại bàng quang như: Buồn tiểu nhưng không thể đi tiểu, không kiểm soát được tình trạng tiểu tiện của mình, bí tiểu…
  • Biến chứng ở mắt: Bệnh giang mai thần kinh có thể gây ra các dị thường ở đồng tử mắt, khiến cho đồng tử nhỏ, hẹp và mất đi năng lực phản xạ với ánh sáng. Tuy nhiên, mắt của bệnh nhân vẫn có những phản xạ điều tiết nhất định. Biến chứng tại mắt của bệnh giang mai khiến cho cơ mắt tê bì, mí mắt không đều và ảnh hưởng đến thị giác của bệnh nhân.
  • Bệnh về khớp xương. Chủ yếu là ở hông, đầu gối và mắt cá chân. Thậm chí cả ở đốt sống lưng và chi trên. Sớm nhất là viêm khớp xương. Các khớp không ngừng bị tổn hại dẫn đến cấu trúc xương bị tổn hại, gây thoát vị và gãy xương.
  • Ảnh hưởng đến nội tạng: Giang mai không được điều trị, các xoắn khuẩn sẽ ăn vào nội tạng gây nên biến chứng. Vấn đề thường gặp nhất là các vấn đề ở dạ dày. Biểu hiện là những cơn đau thắt đột ngột ở bụng trên, lồng ngực… Người bệnh có cảm giác kiệt sức và đau da bụng. Các triệu chứng ở ruột non xuất hiện như đau bụng, ỉa chảy. Cổ họng và thanh quản xuất hiện triệu chứng khó nuốt và hô hấp khó khăn. Nguy hại nhất là xoắn khuẩn giang mai đi vào tim làm người bệnh đau ngực, khó thở. Có thể dẫn đến suy tim, tử vong ngay lập tức.
  • Đối với phụ nữ mang thai, giang mai có thể lây truyền từ mẹ sang con. Vì vậy, trong quá trình mang thai, chị em bị mắc giang mai thì khả năng lây nhiễm sang bào thai khiến trẻ bị mắc giang mai bẩm sinh, dị dạng hoặc tử vong.

Cách chữa giang mai tại nhà

Giang mai nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại, cách chữa 6

Thuốc

Sau khi thăm khám và xác định được tình hình bệnh, nếu ở trường hợp nhẹ bạn cũng có thể áp dụng cách điều trị giang mai bằng thuốc. Thuốc điều trị giang mai thường được áp dụng với tình trạn bệnh nhẹ, chủ yếu dùng cho bệnh nhân ở giai đoạn săng giang mai và thường dùng ở dạng tiêm vào bắp tay, bắp chân. Tác dụng của nó là ngăn chặn sự phát triển của xoắn khuẩn và khắc phục một phần biến chứng của bệnh giang mai. Tuy nhiên, để khai thác hết công dụng của thuốc người bệnh cần tuân thủ đúng theo liệu trình của bác sĩ, tránh việc tự ý thay đổi liều lượng hay ngưng sử dụng thuốc.

Ngoài ra, cũng có một số nguyên tắc với người lựa chọn chữa bệnh giang mai bằng thuốc như: thuốc không áp dụng cho những phụ nữ trong giai đoạn mang thai hoặc bị dị ứng với một số thành phần của thuốc.

Cháo bồ công anh

Trong các cách chữa trị bệnh giang mai tại nhà không thể thiếu công thức nấu cháo bồ công anh. Tại Hoa Kỳ loại cây này còn được ví như thần dược có tác dụng điều trị bệnh sưng loét dạ dày; ung độc; viêm, ung thư vú…

Trong cây bồ công anh các nhà khoa học đã tìm thấy một lượng các khoáng chất, vitamin A, C, E, B1, chất sắt, magie lớn hơn nhiều so với một số loại rau, củ thông thường. Vì thế việc sử dụng loại cây này thường xuyên sẽ giúp cơ thể giải nhiệt, giảm viêm nhiễm, tiêu sưng, gia tăng sức đề kháng và tăng cường hoạt động của các cơ quan nội tạng.

Cách nấu cháo bồ công anh để hỗ trợ điều trị bệnh giang mai tại nhà như sau: đem cây bồ công anh sắc lấy nước nấu cùng gạo tẻ, sử dụng thường xuyên cho tới khi bệnh được chữa khỏi.

Cháo hoa mai

Cháo hoa mai cũng là một trong 8 cách chữa bệnh giang mai tại nhà mà mọi người không nên bỏ lỡ, cháo thường phát huy tác dụng tối đa với những bệnh nhân đang trong quá trình hồi phục sau điều trị bệnh giang mai.

Cách hỗ trợ điều trị bệnh giang mai tại nhà bằng cháo hoa mai

Để nấu được nồi cháo hoa mai bổ dưỡng, bạn có thể làm theo các bước sau:

  • Nấu một nồi cháo trắng
  • Sơ chế hoa mai sạch sau đó bỏ vào nồi cháo, cho thêm chút đường trắng
  • Nấu lại đến khi ăn được và bỏ thêm một ít hành lá để gia tăng hương vị.

Bài thuốc từ lá thổ phục linh

Thổ phục linh là vị thuốc đông y có công lợi tiểu, giải độc, trừ thấp, có tác dụng điều trị các bệnh như dạ dày, bệnh phong thấp,.. trong đó có bệnh giang mai. Trong y học cổ truyền Việt Nam có nhắc tới 3 cách điều trị bệnh giang mai tại nhà bằng lá của loại cây này, cụ thể như sau:

Bài thuốc 1

Lấy thổ phục linh kết hợp với nhẫn đông đằng, đại hoàng, khương hoạt, một ít cam thảo, tiêu hồ, bạc hà.
Cách dùng: cho tất cả nguyên liệu vào đun sôi sử dụng 2 lần/ngày từ 10-20 tháng.

Bài thuốc thứ 2

Nguyên liệu: thổ phục linh, kim ngân hoa, phong phong, mộc thông, xuyên khung và đại hoàng.

Cách dùng: Đem tất cả các nguyên liệu trộn chung rồi đun sôi, sử dụng khoảng 3 lần/ngày dùng khi ấm.

Bài thuốc thứ 3

Nguyên liệu: thổ phục linh, hà thủ ô, gai bồ kết, mục nạc ké đầu đỏ. Sử dụng tương tự như bài thuốc thứ 2.

Ngoài các cách chữa bệnh giang mai tại nhà ở trên, bệnh nhân cũng có thể tự hỗ trợ điều trị bệnh bằng các cách khác như:

Thường xuyên tập thể dục

Rất nhiều bài viết đã đề cập đến lợi ích của việc tập thể dục thường xuyên. Theo đó, động thái này có tác dụng nâng cao sức đề kháng, tạo cho người bệnh giang mai tâm lý thoải mái, giúp đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh. Từ đó nhanh chóng đưa người bệnh hòa nhập lại với cuộc sống thường ngày.

Tránh quan hệ tình dục

Dừng quan hệ tình dục trong quá trình điều trị bệnh giang mai cũng được xem là một trong các cách chữa giang mai tại nhà hiệu quả.

Không quan hệ tình dục là cách chữa bệnh giang mai nhanh nhất

Vì việc tiếp xúc trực tiếp giữa “cô, cậu nhỏ” sẽ làm lây bệnh giang mai sang cho bạn đời, nếu tiếp tục quan hệ sẽ dẫn đến tình trạng lây nhiễm ngược. Bên cạnh đó, quan hệ tình dục còn làm giảm tác dụng của thuốc, từ đó kéo dài thời gian điều trị, thậm chí sau quá trình chữa trị, bệnh giang mai vẫn có thể tái phát lại nhiều lần. Do đó hạn chế quan hệ tình dục trong quá trình chữa trị bệnh giang mai luôn là điều mà chúng tôi khuyến nghị với mọ đối tượng bệnh nhân một mặt hỗ trợ cho quá trình chữa trị bệnh, mặt khác đay là cách phòng bệnh giang mai tốt nhất tránh lây nhiễm sang bạn tình và các đối tượng xung quanh.

Ăn uống điều độ

Ăn uống điều độ hỗ trợ chữa bệnh giang mai hiệu quả

Ăn uống điều độ cũng là cách chữa giang mai tại nhà vô cùng hiệu quả. Bên cạnh việc đảm bảo khẩu phần ăn có đủ các chất dinh dưỡng, vitamin cần thiết cho cơ thể thì một số loại thực phẩm mà bạn nên tránh sử dụng như: đồ dầu mỡ, gia vị cay nóng, đồ tanh (vì một số loại hải sản có khả năng làm giảm tác dụng của thuốc kháng sinh chữa bệnh giang mai)

Sinh hoạt lành mạnh, tránh áp lực về tâm lý

Sức đề kháng của con người chịu sự ảnh hưởng lớn dưới những tác động từ yếu tố tâm lý và chế độ sinh hoạt. Vì thế, phương pháp hỗ trợ chữa bệnh nhân chóng và đơn giản nhất chính là xây dựng thời gian nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, tránh thực khuya, gây áp lực lên tâm lý.

Trên đây là: 8 cách chữa trị bệnh giang mai tại nhà mang lại hiệu quả bất ngờ, giảm thiểu được chi phí chữa bệnh giang mai và đã được nhiều bệnh nhân áp dụng như là một cách hỗ trợ chữa trị nhanh khỏi bệnh giang mai. Hy vọng với những thông tin chúng tôi vừa cung cấp sẽ giúp ích được cho bạn trong việc điều trị bệnh giang mai.



Bài viết liên quan