Viêm đường tiết niệu là một bệnh lý phổ biến do vi khuẩn E.Coli xâm nhập vào hệ thống tiết niệu gây ra có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Nếu không sớm chữa trị sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và khả năng sinh sản của người bệnh.
Viêm đường tiết niệu là gì?
Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại đường tiết niệu do vi khuẩn. Cụ thể, khi vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang hay thận, sinh sôi nảy nở ở các cơ quan này; chúng có thể gây nhiễm khuẩn nước tiểu và cuối cùng là ảnh hưởng nghiêm trọng tới từng cơ quan của hệ tiết niệu.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ. Bất kỳ bộ phận nào trong hệ tiết niệu đều có nguy cơ bị nhiễm khuẩn, từ thận, niệu quản tới bàng quang và niệu đạo. Căn bệnh này có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh.
Nguyên nhân viêm đường tiết niệu
Khoảng 95% nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu là do vi khuẩn bội nhiễm ngược dòng niệu đạo vào bàng quang (5% từ đường máu), trong đó Escherichia coli (E.coli) chiếm 80% tác nhân gây bệnh.
Escherichia Coli là vi khuẩn thường trú ở đường ruột, chúng cũng xuất hiện nhiều ở trên da gần hậu môn và có khả năng thâm nhập vào đường tiết niệu nếu bạn không biết vệ sinh đúng cách. Vị trí đường tiểu và hậu môn của nữ gần hơn nam nên nguy cơ bị viêm nhiễm cũng sẽ cao hơn.
Viêm đường tiết niệu ở nam giới
- Vi khuẩn E.coli là nguyên nhân gây bệnh phổ biến.
- Bị viêm quy đầu, da quy đầu do vệ sinh không đúng cách
- Chấn thương dương vật do quan hệ tình dục thô bạo, gây kích thích niệu đạo dẫn tới tình trạng viêm niệu đạo.
- Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh: sỏi, phì đại tuyến tiền liệt, bàng quang thần kinh, hẹp niệu quản, hẹp niệu đạo…
Viêm đường tiết niệu ở nữ giới
- Thói quen vệ sinh vùng kín từ sau ra trước, nhịn tiểu quá lâu, vệ sinh cá nhân không sạch sẽ… sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây viêm nhiễm đường tiết niệu.
- Quan hệ tình dục không lành mạnh, không vệ sinh vùng kín trước và sau khi giao hợp.
- Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt sử dụng băng vệ sinh kém chất lượng hoặc không thay băng vệ sinh sau mỗi 3 – 4 tiếng.
- Một số yếu tố nguy cơ: sỏi đường tiết niệu, bàng quang thần kinh, hẹp niệu quản, có thai.
Viêm tiết niệu khi mang thai là một trong những tình trạng thường gặp nhất ở thai phụ. Bệnh làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm cho cả và bé như viêm bể thận, sảy thai, sinh non, nhiễm khuẩn sơ sinh,…
Dấu hiệu, triệu chứng viêm đường tiết niệu
Triệu chứng chung
Viêm đường tiết niệu không phải khi nào cũng có triệu chứng để người bệnh có thể phát hiện, tuy nhiên, có thể có các triệu chứng như sau:
- Thường xuyên kích thích đi tiểu
- Cảm giác đau buốt và nóng rát khi đi tiểu
- Đi nhiều nhưng lượng nước tiểu ít
- Nước tiểu có nhiều bọt
- Nước tiểu màu hồng, màu đỏ hoặc màu cola – đây là dấu hiệu có máu trong nước tiểu
- Nước tiểu có mùi nặng
- Ở phụ nữ có đau vùng chậu – đặc biệt là ở trung tâm của xương chậu và xung quanh khu vực xương mu.
Triệu chứng cụ thể:
Tùy thuộc vào vị trí viêm đường tiết niệu thì sẽ có các triệu chứng khác nhau ngoài các triệu chứng kể trên.
TT | Phần bị nhiễm trùng | Triệu chứng |
1 | Thận | Đau lưng trên và bên hông
Sốt cao Run rẩy và ớn lạnh Buồn nôn Nôn |
2 | Bàng quang | Đi tiểu nhiều và đau buốt khi đi tiểu
Có máu trong nước tiểu Đau, khó chịu ở phần bụng dưới |
3 | Niệu đạo | Nóng rát khi đi tiểu
Đau khi tiểu nên đi tiểu ngắt quãng hoặc không muốn đi tiểu |
Tác hại viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu là bệnh lý nhiễm khuẩn xảy ra ở đường tiết niệu, bệnh xảy ra với mọi đối tượng gây ra hậu quả nặng nề nếu không kịp thời chữa trị sớm.
Ảnh hưởng đến thận
Nếu không được điều trị, hậu quả của bệnh viêm đường tiết niệu là có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang, khiến nhiễm trùng thận, tổn thương thận và giảm chức năng thận vĩnh viễn. 25% bệnh nhân suy thận mạn tính gây nên bởi nguyên nhân viêm niệu đạo. Đây là một trong những hậu quả viêm đường tiết niệu để lại nếu không điều trị kịp thời. Bởi thận là bộ phận vô cùng quan trọng, khi chức năng thận bị ảnh hưởng thì chất cặn bã trong cơ thể không thể đào thải được gây nên tình trạng cơ thể suy nhược, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Gây hẹp niệu đạo
Viêm đường tiết niệu có thể gây nên tổn thương trong ống niệu đạo. Viêm nhiễm lâu ngày trên ống niệu đạo vốn rất nhỏ bé có thể để lại sẹo, gây hẹp niệu đạo, khó khăn khi tiểu tiện.
Viêm nhiễm trên nhiều bộ phận
Viêm đường tiết niệu có thể là nguyên nhân gây ra một số bệnh khác. Các vi khuẩn trong niệu đạo sẽ dễ dàng xâm nhập tinh hoàn, bàng quang, ống dẫn tinh,… gây viêm nhiễm trên nhiều bộ phận.
Làm sức đề kháng cơ thể suy giảm
Viêm đường tiết niện khiến cho sức đề kháng của cơ thể người bệnh kém đi. Đây là điều kiện để tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh nguy hiểm qua đường tình dục như sùi mào gà, lậu…
Hậu quả viêm đường tiết niệu đến cơ quan sinh dục
Viêm đường tiết niệu ảnh hưởng đến chức năng sinh dục làm người bệnh thấy đau đớn khi quan hệ. Đối với nam sự cương dương, xuất tinh rất đau đớn. Đồng thời, tinh dịch có máu. Với nữ, viêm đường tiết niệu thường gây nên tình trạng đau ở vùng bụng dưới, đau khi quan hệ tình dục.
Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới
Hậu quả của viêm đường tiết niêu ở nam có thể là sự ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Nếu không xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng tới chức năng tình dục, tình trạng cương dương sẽ không được như ý muốn, suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng… Từ đó mà có thể gây vô sinh – hiếm muộn.
Do viêm đường tiết niệu có thể dẫn tới các biến chứng bất ngờ nên theo các chuyên gia y tế, cần điều trị bệnh triệt để. Bởi khi bị nhiễm khuẩn, vi khuẩn sẽ xâm nhập rất nhanh vào bàng quang, gây nhiễm trùng nặng nề.
Cách chữa viêm đường tiết niệu
Điều trị bằng thuốc
Hiện nay, phương pháp hiệu quả nhất để điều trị bệnh viêm đường tiết niệu là dùng thuốc. Dùng thuốc có mục đích chính là đó là ngăn ngừa vi khuẩn lây lan và hạn chế các triệu chứng khó chịu của bệnh. Tùy thuộc vào giai đoạn và dấu hiệu cụ thể, mỗi bệnh nhân sẽ có chỉ định dùng thuốc riêng biệt. Tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc vì có thể sẽ khiến bệnh trầm trọng thêm.
- Nhiễm khuẩn lần đầu, tình trạng nhẹ: Bệnh nhân chỉ định dùng các loại kháng sinh thông thường. Thời gian sử dụng thuốc thường là một tuần. Sau khi hết thuốc thì bệnh nhân cần khám lại xác định hiệu quả thuốc. Không nên sinh hoạt vợ chồng khi chưa khỏi hẳn. Cần chú ý duy trì thói quen và chế độ ăn uống lành mạnh.
- Dấu hiệu rõ rệt, bị viêm tái phát: Duy trì dùng kháng sinh với liều được chỉ định ở mức cao, thường dùng với thời gian dài hơn, tối thiểu là 6 tháng. Nếu dùng 1 khoảng thời gian mà không tiến triển thì cần liên hệ để được bác sĩ tư vấn thay thuốc và liều lượng. Cần kiêng các hoạt động tình dục trong khi bị tái phát chưa khỏi.
- Viêm cấp độ nặng nề, không đáp ứng thuốc: Bệnh nhân sẽ được nhập viện để truyền kháng sinh. Nếu tình trạng cải thiện với xem xét xuất viện và dùng thuốc bảo tồn.
Các loại thuốc kháng sinh có thể gây nên những tác dụng phụ như mệt mỏi, tiêu hóa bị ảnh hưởng. Cần lưu ý và thông tin đến bác sĩ ngay nếu có các dấu hiệu bất thường. Chú ý kết hợp nghỉ ngơi dinh dưỡng điều độ.
Có lối sống khoa học
Ngoài việc dùng thuốc trong điều trị, cần kết hợp ăn uống, sinh hoạt hợp lý để tránh làm tăng triệu chứng và tránh tái phát.
Về chế độ ăn uống:
- Bổ sung đủ nước mỗi ngày tùy cơ thể mỗi người. Uống nước vô cùng quan trọng để đẩy mạnh bài tiết, giúp đường niệu sạch sẽ và thông thoáng.
- Bổ sung thêm các loại nước ép khác như nam việt quất, nước ép cam, chanh…
- Dùng các thực phẩm lợi khuẩn như sữa chua lợi khuẩn…
- Bổ sung thêm các thực phẩm lợi khuẩn như sữa chua tiệt trùng, phô mai…
- Hãy bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin C và các chất xơ…
- Ăn đồ lợi tiêu hóa, không dùng đồ chiên rán quá nhiều
- Hạn chế các chất kích thích
Về sinh hoạt:
- Đi tiểu ngay khi có nhu cầu
- Chú ý vệ sinh bộ phận kín sạch sẽ, nhẹ nhàng và đúng cách
- Sinh hoạt vợ chồng lành mạnh
- Nên lựa chọn dung dịch vệ sinh không gây kích ứng đối với phụ nữ.
- Mặc quần lót mềm mại, thông thoáng, tránh gây kích ứng
Viêm đường tiết niệu điều trị không quá khó, tuy nhiên cần sự kiên nhẫn và chủ động từ người bệnh. Dùng thuốc theo chỉ dẫn và tuân thủ các nguyên tắc điều trị, đồng thời chú ý dinh dưỡng sinh hoạt lành mạnh sẽ sớm khắc phục đc cái triệu chứng bệnh.