497 Quang Trung - Hà Đông - Hà Nội

Cơ sở khám chữa bệnh uy tín - tin cậy

Từ 8h- 20h00 tất cả các ngày trong tuần

logo phong kham dong phuong
khuyen mai 30% Hotline
slider 1
slider 2

Tầm soát bệnh xã hội là gì? những ai cần làm xét nghiệm

Mỗi người cần có ý thức phòng tránh bệnh, chủ động tầm soát bệnh xã hội sớm bằng các xét nghiệm đặc hiệu để nhanh chóng phát hiện khi mầm bệnh còn trong giai đoạn nhẹ, dễ chữa trị.

Bệnh lây truyền qua đường tình dục (hay còn gọi là bệnh xã hội) là một nhóm bệnh lây truyền từ người này qua người khác thông qua các hoạt động quan hệ tình dục, gồm hình thức quan hệ qua ngả âm đạo, miệng hoặc hậu môn. Bệnh lây truyền qua đường tình dục không phải lúc nào cũng biểu hiện triệu chứng hoặc có thể chỉ có triệu chứng nhẹ.

Tầm soát bệnh xã hội

Những ai cần tầm soát bệnh xã hội

  • Bất kỳ ai có yếu tố nguy cơ, gồm: quan hệ tình dục với người lạ, có bạn tình mới, có nhiều bạn tình, bạn tình mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục đều nên được tầm soát các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Người đã và đang quan hệ tình dục nên ít nhất 1 lần tầm soát bệnh HIV.

Tầm soát bệnh xã hội 1

  • Tất cả phụ nữ đang hoạt động tình dục ở độ tuổi dưới 25 nên tầm soát bệnh lậu và Chlamydia ít nhất mỗi năm 1 lần. Phụ nữ lớn hơn 25 tuổi có yếu tố nguy cơ như có bạn tình mới, có nhiều bạn tình hoặc bạn tình mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng nên tầm soát lậu và Chlamydia mỗi năm một lần.
  • Phụ nữ mang thai nên tầm soát giang mai, HIV, viêm gan B sớm trong thai kỳ. Phụ nữ có yếu tố nguy cơ (như đã nói ở trên) nên tầm soát lậu và Chlamydia sớm trong thai kỳ.
  • Nam đồng tính (gay) hoặc lưỡng tính (bisexual) nên tầm soát ít nhất mỗi năm 1 lần các bệnh: giang mai, lậu, Chlamydia. Người có nhiều bạn tình hoặc bạn tình là người lạ nên tầm soát thường xuyên hơn (mỗi 3-6 tháng).
  • Bất kỳ ai, bất kể giới tính hoặc xu hướng tình dục, nếu có quan hệ tình dục không an toàn hoặc dùng chung dụng cụ tiêm nên kiểm tra HIV ít nhất mỗi năm 1 lần.

Tầm soát bệnh xã hội gồm những hạng mục nào?

Khám sinh dục

Bác sĩ chuyên khoa khám tầm soát các triệu chứng bất thường liên quan đến các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nam giới

Tầm soát bệnh xã hội 2

Xét nghiệm

  • Chlamydia PCR: Xét nghiệm PCR chẩn đoán bệnh Chlamydia Trachomatis
  • Gonorrhea PCR: Xét nghiệm PCR chẩn đoán bệnh Lậu
  • Syphilis quick test: Xét nghiệm nhanh Syphilis
  • Syphilis TPHA: Xét nghiệm TPHA chẩn đoán bệnh giang mai
  • HIV quick test: Test nhanh sàng lọc HIV
  • HBsAg: Kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B, xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B
  • Anti Hbc: Kháng thể kháng lõi virus viêm gan B, xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B
  • Anti Hbs: Kháng thể kháng HBsAg, xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B
  • Anti HCV: Kháng thể kháng virus viêm gan C, xét nghiệm chẩn đoán nhiễm virus viêm gan C

Bác sĩ kết luận- đánh giá kết quả- tư vấn phòng bệnh

  • Giải thích chi tiết các kết quả xét nghiệm
  • Tư vấn các triệu chứng nghi ngờ
  • Cung cấp kiến thức về các biện pháp phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Hưỡng dẫn thời gian tầm soát định kỳ

Chủ động phòng tránh và tầm soát bệnh xã hội là trách nhiệm của mỗi người. Tự biết cách bảo vệ bản thân bằng những biện pháp như:

  • Quan hệ an toàn, sử dụng đúng các biện pháp bảo vệ.
  • Không quan hệ bừa bãi với nhiều đối tượng khi chưa biết rõ bệnh sử của đối phương.
  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ nhất là trước và sau khi quan hệ.
  • Không sử dụng chung các vật phẩm cá nhân như: khăn tắm, bàn chải đánh răng, đồ lót, dao cạo râu…
  • Không sử dụng chung bơm kim tiêm.
  • Thực hiện các xét nghiệm tầm soát bệnh xã hội định kỳ mỗi 6 tháng, hoặc 3 tháng/ lần nếu cảm thấy có nguy cơ cao.


Bài viết liên quan