497 Quang Trung - Hà Đông - Hà Nội

Cơ sở khám chữa bệnh uy tín - tin cậy

Từ 8h- 20h00 tất cả các ngày trong tuần

logo phong kham dong phuong
khuyen mai 30% Hotline
slider 1
slider 2

Bệnh sài đầu: nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa

Bệnh sài đầu là một tình trạng nhiễm trùng nông do nhiễm nấm với đặc trưng bởi mụn mủ, bọng nước và các vết trợt đóng vảy tiết màu mật ong. Bệnh còn có tên là sâu tròn do nấm tạo nên các vết tròn trên da, thường phẳng ở trung tâm và gờ nhô cao lên. Loại nhiễm nấm này ảnh hưởng đến da đầu, làm trụi tóc, gây các mảng nhỏ ngứa và da đầu bị bong tróc.

Bệnh sài ở đầu

Nguyên nhân bệnh sài đầu

Nguyên nhân gây bệnh sài đầu là do một loại nấm có tên là dermatophytes. Nấm này là loại sinh vật phát triển mạnh trên mô chết như móng tay, tóc và các lớp biểu bì da. Dermatophytes thích nơi ấm áp và ẩm, vì vậy chúng phát triển mạnh trên da ướt đẫm mồ hôi. Nếu sống chung với tập thể và vệ sinh kém sẽ làm tăng sự lây lan của bệnh nấm ngoài da này.

Bệnh sài đầu lây lan một cách dễ dàng, đặc biệt ở trẻ em. Bạn có thể bị nhiễm nấm do chạm vào da của người bệnh. Nếu sử dụng lược, đồ dùng trên giường hoặc các vật dụng khác đã được sử dụng bởi một người bị nhiễm nấm, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh.

Vật nuôi trong nhà như chó và mèo cũng có thể lây lan nấm da. Gia súc như dê, bò, ngựa và lợn cũng có thể là các đối tượng lây lan nấm. Tuy nhiên, những động vật này có thể không biểu hiện bất kỳ dấu hiệu nào của nhiễm trùng.

Xem thêm: # Địa chỉ khám chữa bệnh xã hội ở phòng khám đông phương

Nguyên nhân gây bệnh sài đầu

Trẻ em 4-14 tuổi có nhiều khả năng phát triển bệnh sài đầu, mặc dù thỉnh thoảng bệnh có thể xuất hiện ở người lớn và trẻ nhỏ.

Xem thêm: # Bệnh sài đen

Bệnh sài  đầu xảy ra thường xuyên nhất ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém, những người sống tại các khu dân cư đông đúc hoặc những người sống trong điều kiện khí hậu ẩm ướt.

Căn bệnh này có xu hướng nặng hơn ở những người có hệ miễn dịch suy yếu, như những người có bệnh tiểu đường, AIDS hoặc ung thư.

Dấu hiệu bệnh sài đầu

Triệu chứng nổi bật ở sài đầu là xuất hiện các bọng nước nông, rải rác khắp da đầu. Các bọng nước sẽ tự vỡ khi hóa mủ và kết vảy khô.

Bệnh sài đầu chia thành 2 loại với triệu chứng khác nhau, cụ thể:

Sài đầu có bọng nước điển hình

Triệu chứng khởi phát của dạng sài đầu có bọng nước là việc xuất hiện các mảng da rát đỏ trên da đầu có kích thước 0,5 – 1cm. Khi mảng da này căng ra và mất màu sẽ nhanh chóng chuyển thành các bọng nước to nhỏ.

Bọng nước có bề mặt nhăn nheo, xung quanh có quầng đỏ và dập vỡ sau vài giờ hoặc vài ngày, sau đó đóng vảy tiết dịch màu vàng nâu mật ong làm tóc bết dính, khó chịu.

Bệnh sài đầu khiến ngứa ngáy, không kiềm chế được việc gãi vào vết chốc dẫn tới tình trạng nặng nề hơn. Khi vảy bong, bên dưới là các vết trợt đỏ.

Bệnh sài đầu thường khỏi sau 7 – 10 ngày và không để lại sẹo, đôi khi chỉ bị thâm nhẹ sau đó mờ dần theo thời gian.

Dấu hiệu bệnh sài đầu

Sài đầu không có bọng nước

Bệnh sài đầu không có bọng nước trên da đầu vẫn xuất hiện các mụn mủ. Tuy nhiên, các mụn mủ này nhanh chóng tróc mủ, có dịch ẩm ướt tiết ra và không thấy có bọng nước.

Vết tổn thương có bờ trông giống như bệnh nấm da, có thể có vảy da màu vàng mật ong, bao quanh có một quầng đỏ. Đôi khi xung quanh vết chốc có các tổn thương li ti.

Sài đầu không có bọng nước nếu không có các biến chứng nghiêm trọng khác sẽ khỏi sau 2 – 3 tuần.

Bệnh sài đầu cần được xử lý đúng cách để tránh các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Biến chứng tại chỗ: Chàm hóa da, chốc loét (tình trạng chốc nặng),…
  • Biến chứng toàn thân: Nhiễm trùng huyết, viêm cầu thận cấp, hiếm hơn có thể gặp viêm màng não, viêm hạch,…

Cách chữa bệnh sài đầu

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc điều trị đặc trị bệnh sài đầu như Griseofulvin và Terbinafine hydrochloride. Nhưng còn tùy từng trường hợp và tình trạng nhiễm nấm chốc đầu của người bệnh, mà bác sĩ điều trị sẽ chỉ định các loại thuốc thích hợp và phù hợp để điều trị đạt kết quả tối ưu cho người bệnh.

Cách chữa bệnh sài đầu

Ngoài ra, người bệnh còn có thể sử dụng thêm dầu gội trị nấm kết hợp với thuốc bôi hoặc thuốc uống. Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị, người bệnh cần chú ý liều lượng và hướng dẫn sử dụng cũng như dùng đủ thời gian theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh sử dụng đúng liều lượng và hướng dẫn sẽ giúp bệnh mau chóng khỏi và không có biến chứng, tuy nhiên trong quá trình chữa trị mà thấy xuất hiện tác dụng phụ cần đi khám chuyên khoa và đổi thuốc khác phù hợp cho mỗi người.

Xem thêm: # Bệnh sài ở trẻ nhỏ

Bài viết trên đây Đa Khoa Đông Phương đã giới thiệu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh sài đầu. Đây là căn bệnh truyền nhiễm từ người này sang người khác, nên có thể áp dụng các cách phòng ngừa hiệu quả. Tuy nhiên khi bạn có các biểu hiện bệnh kéo dài và nặng dần thì cần đi gặp bác sĩ chuyên khoa và điều trị tránh các biến chứng có thể xảy ra sau này.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị. Để được tư vấn trực tiếp, bạn đọc vui lòng liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc CHAT để được hướng dẫn đặt hẹn.



Bài viết liên quan