497 Quang Trung - Hà Đông - Hà Nội

Cơ sở khám chữa bệnh uy tín - tin cậy

Từ 8h- 20h00 tất cả các ngày trong tuần

logo phong kham dong phuong
khuyen mai 30% Hotline
slider 1
slider 2

Rối loạn kinh nguyệt: nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa

Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng phổ biến ở chị em phụ nữ, xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào. Không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý và đời sống sinh hoạt, nếu tình trạng kéo dài còn mang tới nhiều rủi ro cho sức khỏe. Hiểu được nguyên nhân, nắm bắt biểu hiện để thăm khám kịp thời sẽ giúp chị em phòng tránh được nhiều căn bệnh phức tạp sau này.

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Rối loạn kinh nguyệt: là những biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh nguyệt, số ngày có kinh và số lượng máu kinh so với những chu kỳ thông thường trước đó. Đây có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó, có thể do nội tiết, có thể tổn thương thực thể cơ quan sinh dục nữ, đôi khi chỉ đơn thuần là do thay đổi điều kiện sống môi trường sống.

Rối loạn kinh nguyệt nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa

Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra cho phụ nữ ở nhiều độ tuổi, mức độ và biểu hiện khác nhau như ở lứa tuổi dậy thì, sinh con, mãn kinh,… gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của chị em phụ nữ nếu không được chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt

Có nhiều nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt, bao gồm:

Rối loạn kinh nguyệt nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa 1

  • Mang thai hoặc cho con bú: Trễ kinh có thể là một dấu hiệu mang thai. Sau khi mang thai, kinh nguyệt bị ngừng;
  • Rối loạn ăn uống, chẳng hạn như chứng chán ăn, giảm cân và hoạt động thể chất quá mức có thể gây rối loạn kinh nguyệt;
  • Hội chứng buồng trứng đa nang: Phụ nữ bị mắc chứng rối loạn hệ thống nội tiết này có tình trạng kinh nguyệt không đều và có thể thấy được buồng trứng to chứa nhiều nang trứng khi siêu âm;
  • Suy buồng trứng sớm: Suy buồng trứng sớm là chỉ tình trạng buồng trứng mất chức năng trước tuổi 40. Những phụ nữ mắc chứng suy buồng trứng sớm có thể có kinh nguyệt không đều hoặc không thường xuyên trong nhiều năm;
  • Bệnh viêm vùng chậu: Tình trạng nhiễm trùng ở các cơ quan sinh sản gây chảy máu kinh nguyệt không đều;
  • U xơ tử cung: U xơ tử cung là u lành không phải ung thư của tử cung, dẫn đến tình trạng kinh nguyệt quá nhiều và kéo dài.

Dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt

Các triệu chứng bạn có thể gặp phải khi bị rối loạn kinh nguyệt là:

Rối loạn kinh nguyệt nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa 2

  • Máu kinh bất thường, có thể nhiều hoặc ít hơn bình thường, hay thời gian hành kinh kéo dài hơn 7 ngày
  • Đau bụng, đau quặn
  • Đau đầu
  • Rối loạn cảm xúc, thay đổi tâm trạng
  • Cảm thấy đầy bụng hay đầy hơi
  • Màu sắc kinh nguyệt không giống bình thường, có khi lẫn cục máu đông

Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn đến quá thường xuyên (mỗi đợt hành kinh cách nhau dưới 21 ngày) hoặc không thường xuyên (cách nhau quá 3 tháng) hoặc kinh nguyệt kéo dài hơn 10 ngày, hãy đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân.

Tác hại rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa 3

Dẫn đến thiếu máu

Kinh nguyệt không đều có thể do kinh nguyệt mất máu trong một thời gian dài hoặc ra máu không theo một quy tắc nào, dẫn đến thiếu máu. Bạn sẽ cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi, tim loạn nhịp, thở gấp… trường hợp nghiêm trọng còn ảnh hưởng đến tính mạng.

Dẫn đến các bệnh ác tính

Kinh nguyệt không đều do bệnh phụ khoa gây ra. Trong đó bệnh u xơ tử cung, ung thư buồng trứng, tăng sản lạc nội mạc tử cung, viêm cổ tử cung, polyp tử cung, mất cân bằng hormone… là loại bệnh thường gặp khi kinh nguyệt không đều. Nếu không điều trị kịp thời có thể chuyển thành bệnh ác tính.

Nguy cơ vô sinh

Rối loạn kinh nguyệt về bản chất là sự thay đổi bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Hơn nữa, chị em rất khó xác định được ngày rụng trứng để tiến hành thụ thai. Nếu không được chữa trị sớm để điều hòa kinh nguyệt trở lại và kiểm soát các bệnh lý phụ khoa khác. Nguy cơ khó thụ thai sẽ càng tăng cao. Trường hợp xấu nhất của bệnh có thể dẫn tới vô sinh.

Ảnh hưởng đến nhan sắc

Rối loạn kinh nguyệt khiến bạn đau mỏi cơ thể, hoạt động sinh hoạt khó khăn. Chúng khiến bạn trở lên mất ngủ, chán ăn. Điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến nhan sắc của bạn.

Ảnh hưởng đến “chuyện ấy”

Khi bạn mắc chứng rối loạn kinh nguyệt, cơ thể mệt mỏi thất thường, đau nhức vùng kín và có cảm giác khó chịu. Điều này cũng có thể kéo dài vài ngày sau kinh. Việc đó khiến bạn không tự tin trong “chuyện ấy” và hiệu quả không cao. Bạn sẽ không có cảm giác hưng phấn hay thích thú với “chuyện ấy” vì cơ thể quá mệt mỏi và suy nhược, luôn có cảm giác khó chịu và không muốn làm bất cứ việc gì.

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không? Câu trả lời là có và nó chỉ được biết đến như một tình trạng bệnh lý về kinh nguyệt của nữ giới. Hơn thế, nó còn là dấu hiệu cảnh báo cho chị em về những nguy hại tiềm ẩn không ngờ đến.

Cách chữa rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa 4

Tập yoga!

Tập yoga là cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà khá hiệu quả mà bạn nên thử. Một nghiên cứu năm 2013 đã chứng minh khả năng điều hòa kinh nguyệt của bài tập này. 126 người tham gia nghiên cứu đã tập yoga từ 35 đến 40 phút trong 5 ngày/tuần. Kết quả cho thấy sau 6 tháng, họ đã giảm nồng độ hormone gây ra chứng kinh nguyệt không đều.

Duy trì cân nặng phù hợp

Một trong những cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà là bạn duy trì cân nặng ổn định qua lối sống sinh hoạt như kiểm soát chế độ ăn uống của mình, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc và hạn chế stress. Stress cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn không có kinh nguyệt đấy.

Tập thể dục

Kết quả từ một thử nghiệm lâm sàng gần đây cho thấy tập thể dục có thể điều trị hiệu quả chứng đau bụng kinh nguyên phát. Nhóm 70 sinh viên đại học có triệu chứng này đã thực hiện 30 phút tập thể dục nhịp điệu vào 3 lần/tuần trong 8 tuần. Kết quả cuộc thử nghiệm cho thấy sinh viên đã giảm các triệu chứng đau liên quan đến kinh nguyệt.

Uống trà gừng

Kết quả từ một nghiên cứu trên 92 phụ nữ bị chảy máu kinh nguyệt nặng cho thấy cách bổ sung gừng hàng ngày sẽ giúp giảm lượng máu chảy trong kỳ kinh. Đây là một nghiên cứu nhỏ trên học sinh trung học nên vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để kết luận chính xác lợi ích của gừng đối với lượng máu chảy trong kỳ kinh.

Quế

Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy quế có tác dụng hỗ trợ điều trị chu kỳ kinh nguyệt không đều và là một lựa chọn điều trị hiệu quả cho phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

Ngoài ra, quế còn giúp giảm đau và giảm chảy máu kinh nguyệt đáng kể. Gia vị này cũng làm giảm buồn nôn và nôn liên quan đến đau bụng kinh nguyên phát.

Bổ sung vitamin cho cơ thể

Một trong những cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà được nhiều chị em áp dụng là bổ sung vitamin D và vitamin nhóm B cho cơ thể.

  • Cách điều hòa kinh nguyệt bằng vitamin D

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2015 cho thấy cơ thể bạn nếu thiếu vitamin D sẽ làm chu kỳ kinh nguyệt không đều. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy vitamin D có hiệu quả trong điều trị rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

  • Cách điều hòa kinh nguyệt bằng vitamin B

Các vitamin B thường được kê đơn cho phụ nữ cố gắng thụ thai và chúng có thể giúp điều chỉnh chu kỳ kinh của bạn. Vitamin B cũng có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc hội chứng tiền kinh nguyệt.

Giấm táo

Tác dụng của giấm táo có thể giúp phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang điều hòa kinh nguyệt.

Kết quả của một nghiên cứu được công bố vào năm 2013 cho thấy thói quen uống khoảng 15 ml giấm táo mỗi ngày đã giúp cải thiện chu kỳ rụng trứng ở phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

Dứa

Dứa là một phương pháp tự nhiên giúp hỗ trợ các vấn đề về kinh nguyệt. Dứa chứa bromelain, một loại enzyme giúp làm mềm niêm mạc tử cung, từ đó giúp bạn điều hòa kinh nguyệt. Bromelain có đặc tính chống viêm và giảm đau nên cũng hỗ trợ bạn điều trị những cơn đau do kinh nguyệt gây ra.

Hy vọng các cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà vừa rồi sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng liên quan đến tiền kinh nguyệt, hội chứng buồng trứng đa nang, chậm kinh hay có kinh sớm. Để biết rõ nguyên nhân và có cách điều trị rối loạn kinh nguyệt triệt để, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn nhé.



Bài viết liên quan