497 Quang Trung - Hà Đông - Hà Nội

Cơ sở khám chữa bệnh uy tín - tin cậy

Từ 8h- 20h00 tất cả các ngày trong tuần

logo phong kham dong phuong
khuyen mai 30% Hotline
slider 1
slider 2

Polyp cổ tử cung: nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa

Polyp cổ tử cung là căn bệnh phụ khoa có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai tự nhiên của phụ nữ. Tuy nhiên nhiều chị em vẫn chưa biết và hiểu về căn bệnh này dẫn đến tỷ lệ vô sinh – hiếm muộn ngày càng tăng cao.

Polyp cổ tử cung là gì?

Polyp cổ tử cung là tình trạng tăng sinh bất thường của các tế bào trên cổ tử cung. Polyp có kích thước từ vài mm (nhỏ bằng hạt gạo) đến vài cm, thường có dạng như ngón tay, bóng đèn hay dạng nấm, có thể đơn độc hoặc có thể mọc thành chùm. Polyp cổ tử cung có màu hồng, mềm và dễ chảy máu khi chạm vào. Polyp có thể nằm trên bề mặt cổ tử cung hoặc ở bên trong ống cổ tử cung, một số trường hợp nó thò ra ngoài qua cổ tử cung và nằm trong âm đạo.

Polyp cổ tử cung nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa

Polyp cổ tử cung thường lành tính, không nguy hiểm và không ảnh hưởng đến việc sinh em bé sau này. Tuy nhiên, có một số hiếm ung thư cổ tử cung xuất phát từ các polyp cổ tử cung và nguyên nhân là do HPV.

Nguyên nhân polyp cổ tử cung

Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây polyp cổ tử cung vẫn chưa rõ ràng nhưng một số yếu tố chính gây ra căn bệnh này có thể kể đến:

Polyp cổ tử cung nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa 1

Nồng độ hormone nội tiết tố estrogen tăng cao

Nồng độ hormone nội tiết tố nữ estrogen tăng một cách nhanh chóng được coi là yếu tố hàng đầu gây ra bệnh polyp cổ tử cung ở chị em. Đặc biệt là những chị em phụ nữ đang mang thai bởi lẽ trong thời kỳ này, nồng độ hormone estrogen ở cơ thể của mẹ bầu sẽ cao. Thêm vào đó, vì sức đề kháng của mẹ bầu cũng giảm đi và dễ bị viêm nhiễm phụ khoa. Đây là nguyên nhân chính khiến tỷ lệ mắc polyp cổ tử cung của mẹ bầu tăng cao hơn.

Mắc viêm nhiễm phụ khoa mãn tính

Tình trạng viêm nhiễm phụ khoa kéo dài sẽ khiến niêm mạc tử cung của chị em bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đây là lý do tại sao mà niêm mạc tử cung không đạt được độ dày nhất định. Việc này giúp đẩy nhanh quá trình tăng sinh tại niêm mạc tử cung, tạo điều kiện thuận lợi cho những khối polyp cổ tử cung có cơ hội hình thành và phát triển mạnh mẽ.

Các bác sĩ cũng cho rằng những chị em mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa nếu chưa điều trị dứt điểm hoặc đang mắc phải một số bệnh ở cổ tử cung, tử cung, âm đạo đều có nguy cơ cao mắc polyp cổ tử cung.

Nạo phá thai không an toàn

Những chị em phụ nữ đã từng thực hiện các thủ thuật tại tử cung như đặt vòng tránh thai, nạo phá thai,… tại những cơ sở y tế khoa uy tín sẽ dễ mắc phải bệnh polyp cổ tử cung. Đặc biệt là tình trạng sót nhau sau khi nạo phá thai.

Nhau thai tồn dư lại sẽ bám vào bề mặt của cổ tử cung và phát triển thành khối polyp chỉ sau một khoảng thời gian ngắn. Bên cạnh đó, vòng tránh thai hoặc những dị vật sót lại sau khi thực hiện các thủ thuật tại tử cung cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh polyp cổ tử cung ở nữ giới.

Mắc bệnh lạc nội mạc tử cung

Thông thường, lớp niêm mạc tử cung sau khi bong tróc sẽ thoát ra bên ngoài theo chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Tuy nhiên, với những chị em mắc bệnh lạc nội mạc tử cung thì lớp niêm mạc đó sẽ không được đưa ra ngoài. Lớp niêm mạc này sau khi nằm ở trong cổ tử cung lâu dần sẽ hình thành nên các khối polyp.

Bị tắc mạch máu

Khi những mạch máu ở cổ tử cung bị tắc nghẽn sẽ khiến cho máu bị dồn ứ lại, làm cho tĩnh mạch của chị em căng phồng lên và tạo môi trường thuận lợi cho các u mềm ở cổ tử cung phát triển, gây ra căn bệnh polyp cổ tử cung.

Tác dụng phụ của thuốc

Những chị em bị tăng cân hoặc thừa cân do sử dụng các loại thuốc kháng sinh như thuốc huyết áp, thuốc điều trị ung thư,… sẽ có nguy cơ mắc polyp cổ tử cung cao hơn.

Một số nguyên nhân khác

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thói quen sinh hoạt không điều độ hoặc đời sống tình dục không lành mạnh cũng là thủ phạm dẫn tới bệnh polyp cổ tử cung.

Dấu hiệu, triệu chứng polyp cổ tử cung

Triệu chứng phổ biến nhất của polyp buồng tử cung là kinh nguyệt không đều. Ngoài ra, có thể nhận biết qua các dấu hiệu sau :

Polyp cổ tử cung nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa 2

  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều, rong kinh, rong huyết.
  • Chảy máu bất thường: Chảy nhiều bất thường trong kỳ kinh; chảy máu giữa kỳ kinh; hoặc chảy máu sau khi mãn kinh….
  • Khô âm đạo.
  • Có thể kèm theo đau bụng, thiếu máu.
  • Một số trường hợp không biểu hiện triệu chứng, được phát hiện tình cờ khi đi khám hiếm muộn, hoặc qua xét nghiệm tế bào học CTC, sinh thiết buồng tử cung
  • Xuất huyết tử cung bất thường (AUB), 64 – 88% trường hợp polyp lòng TC có AUB. Tính chất xuất huyết: thường giữa chu kỳ, rỉ rả, hoặc xuất huyết nặng hơn trong chu kỳ (cường kinh).

Cách chữa polyp cổ tử cung

Thông thường, các bác sĩ không loại bỏ polyp trừ khi chúng gây ra các triệu chứng khó chịu. Loại bỏ polyp là một thủ thuật đơn giản, có thể thực hiện trong phòng khám và không cần dùng thuốc giảm đau. Các phương pháp để loại bỏ polyp cổ tử cung bao gồm:

Polyp cổ tử cung nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa 3

  • Xoắn polyp ở cuống
  • Cắt polyp bằng dây vòng
  • Dùng forcep vòng để cắt

Các phương pháp để phá hủy polyp bao gồm:

  • Sử dụng nitơ lỏng
  • Xử lý đốt điện, trong đó bao gồm việc sử dụng đốt nhiệt
  • Phẫu thuật laser

Bạn có thể cảm thấy đau nhẹ trong khi cắt bỏ và co thắt nhẹ đến trung bình trong vài giờ sau phẫu thuật cắt bỏ. Có thể bạn sẽ thấy máu chảy ra từ âm đạo trong một hoặc hai ngày sau khi cắt bỏ.

Trong một số trường hợp, polyp hoặc các cuống polyp quá lớn không thể loại bỏ trong phòng khám của bác sĩ, bạn có thể cần phải phẫu thuật để cắt bỏ polyp cổ tử cung trong bệnh viện hoặc trung tâm phẫu thuật.



Bài viết liên quan